Bật mí những cách giúp chọn chủ đề giúp bài blog tiếp cận nhiều người

Một vấn đề khó khăn nhất đối với một người làm blog chính là chủ đề. Mỗi ngày trôi qua có rất nhiều những sự việc diễn ra trong cuộc sống, nhiều ý tưởng nảy sinh trong đầu bạn. Nhưng để chọn được một chủ đề để viết một bài blog không hề đơn giản. Nếu có một chủ đề đủ độ hot, chất lượng thì các yếu tố sau sẽ dễ dàng hơn. Khi có chủ đề rồi bạn sẽ xây dựng được một khung cho các yếu tố như từ khóa, backlink,… Chính các yếu tố dù nhỏ này nhưng đóng góp rất lớn cho tổng thể một bài blog. Hiện nay rất nhiều người còn đang loay hoay trong việc trọn chủ đề. Họ thường đi theo sau khi đã có người viết bài và thành công.

Chọn chủ đề viết blog rất quan trọng

Nếu bạn muốn bài viết của mình độc đáo, hấp dẫn bạn cần phải đi ra khỏi khuôn khổ. Hãy bứt phá tự tìm cho mình một chủ đều blog hoàn toàn mới. Chính các ý tưởng mới này sẽ giúp cho bài viết thu hút được nhiều sự tương tác, qua đó móc nối tới những mục tiêu xa hơn cho bạn.

Chủ đề blog luôn là bài toán khó với mọi người làm seo
Chủ đề blog luôn là bài toán khó với mọi người làm seo

Chọn chủ đề cho blog? Một câu hỏi không hề mới nhưng cũng sẽ không bao giờ cũ. Đã có quá nhiều bài viết trả lời câu hỏi này rồi. Nhưng chúng tôi vẫn quyết định viết riêng một bài cho câu hỏi này vì đơn giản nếu bạn chọn chủ đề sai thì blog của bạn sẽ mãi mãi không phát triển được, nó làm cho bạn mất thời gian, công sức, tiền bạc… rồi nản, rồi cuối cùng bạn sẽ hét lên. Từ nay bạn hãy tự tin viết cho mình những blog hay.

Vậy thì làm thế nào để không đặt một chân vào sự thất bại đó? Muốn chọn được một chủ đề tốt cho blog và đến một ngày nào đó nó giúp bạn kiếm được tiền thì bạn nên nhìn 4 yếu tố sau.

Các yếu tố giúp bạn chọn chủ đề blog hay

Tự nhìn lại bản thân

Bạn có thể là người thích đủ thứ, nhưng trong vô vàn thứ ấy bạn yêu thích điều gì nhất? Hãy chọn thứ mà bạn có thể viết nó trên blog một cách dễ dàng. Chủ đề bạn cảm thấy tự tin nhất khi trao đổi với những người xung quanh là gì? Đừng chọn chủ đề mà mỗi khi ngồi xuống viết bạn phải vò đầu bứt tai vì không biết phải viết gì.

Khi chủ đề bạn viết xuất phát từ đam mê thì đó không đơn thuần là công việc nữa, bạn đang viết vì bạn yêu thích chủ đề đó, việc này là tự nguyện. Không phải ai đó trả tiền thuê bạn viết. Đừng lo lắng rằng liệu những điều tôi viết ra có ai quan tâm không? Hãy yên tâm nếu bạn yêu thích điều gì thì ngoài kia có hàng triệu người cũng thích như bạn, vậy thì hãy làm cho hàng triệu người ngoài kia thấy được giá trị mà bạn đang mang đến cho họ.

Còn nếu như bạn không thích bất cứ điều gì hay mỗi thứ cũng chỉ biết chút chút thôi, chẳng cái nào ra ngô ra khoai cả, nhưng vẫn muốn xây dựng một blog để kiếm tiền? Đây là câu hỏi sẽ có bạn gặp phải. Đừng lo hãy cứ tiếp tục đọc hết bài này. Hãy chú ý đón đọc phần cuối nha

Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh

Ngọc đề xuất một nguyên tắc 10-3-3. Khi bạn đã chọn cho mình một chủ đề rồi, khoan hãy bắt tay vào xây dựng và viết blog vội. Hãy tìm cho được 10 blog có chủ đề tương tự, sau đó chọn ra 3 blog hàng đầu rồi dành 3 ngày để “lang thang” trên 3 blog đó xem họ đang làm gì. Cách họ viết, cách triển khai chủ đề, thu hút đọc giả… như thế nào? Nhớ đừng quên nghiên cứu cách họ và đọc giả của họ giao tiếp, tương tác với nhau. Ghi chép lại tất cả những gì bạn “soi mói” được, họ làm tốt ở điểm nào? Có khoảng trống nào trong lĩnh vực đó mà bạn phát hiện ra?

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh trước khi bắt tay vào viết
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh trước khi bắt tay vào viết

Nếu chủ đề bạn định viết chưa có, hoặc ít người viết thì cơ hội để đẩy từ khóa liên quan đến chủ đề lên top Google là tương đối dễ. Nhưng nếu bạn lại viết những gì đối thủ của bạn đang viết thì cơ hội khá mong manh, đừng lặp lại hoặc copy, vì họ đã làm trước bạn, đã được các công cụ tìm kiếm xếp hạng. Vì thế việc quan sát, phân tích đối thủ để tìm ra khoảng trống là điều sống còn, nếu không thể làm điều gì mới hãy làm tốt hơn bằng cách tập trung hơn.

Nhìn lại thị trường thông qua các con số biết nói

Hãy sử dụng công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google để kiểm tra những từ khóa liên quan đến chủ đề có lượng tìm kiếm cao không? Từ khóa của bạn có số lượng tìm kiếm lớn thì cơ hội có nhiều người truy cập blog của bạn là rất cao NẾU bạn có thể đẩy từ khóa đó lên công cụ xếp hạng tìm kiếm Google.

Xem hình bên dưới Ngọc tìm từ khóa “Xe đạp fixed gear” kết quả cho thấy trong tháng 8/2015 số lượng tìm kiếm là khoảng hơn 200 nghìn lần. Một con số khá ấn tượng phải không? Dùng Google Trends để kiểm tra xu hướng thị trường , Google Trend còn giúp bạn dự đoán trong thời gian tới chủ đề sẽ tăng lên hay giảm xuống (nét gạch đứt trong biểu đồ). Giả sử bạn tìm từ khóa “Xe đạp fixed gear”  xuất hiện từ năm 2013 và đang tăng lên. Đây có thể là cơ hội nếu bạn phát triển chủ đề này.

Bạn hãy tiếp tục nhìn về phía trước

Hôm nay bạn chọn chủ đề đó nhưng sau 12 tháng nữa liệu bạn còn viết được chủ đề đó một cách thường xuyên không? Một blog sẽ chết từ từ nếu nó dần dần không có bài viết mới thường xuyên.

Chúng tôi có một kinh nghiệm rằng khi truy cập vào một blog.  Chúng tôi luôn kiểm tra bài viết mới nhất cách thời điểm bạn đang truy cập là bao lau? Nếu khoảng cách là 2 tháng thì bạn rất ít khi ở lại blog đó quá 2 phút. Bạn thường không xem các bài viết khác. Đơn giản vì hình như blog đó không được cập nhật thường xuyên, hay chủ nhân blog đã đi… bán muối.

Khi bắt đầu bạn có thể chọn một chủ đề hẹp, và tập trung vào nó. Ví dụ bạn có thể bắt đầu với chủ đề hướng dẫn, đánh giá xe đạp fixed gear sau đó theo thời gian bạn mở rộng ra các phụ kiện của xe fixed gear hoặc các loại xe đạp thể thao khác. Hãy mở rộng chủ đề và giữ cho nội dung blog luôn luôn được cập nhật, có thể do bạn viết hoặc bạn xây dựng những cộng tác viên với tư cách guest blogger.

Hướng dẫn cách viết blog theo dạng cụm chủ đề

Chọn một cụm chủ đề bao gồm vấn đề của đối tượng người dùng cụ thể và tạo các bài đăng xung quanh. Bạn có thể muốn chọn cụm chủ đề mang lại cho Blog khả năng hiển thị cao nhất (khối lượng tìm kiếm lớn). Vì vậy, hãy tạo một trang trụ cột và sau đó bắt đầu viết các bài viết cụm dựa trên nghiên cứu từ khóa toàn diện.

VIết Blog theo từng giai đoạn, các con số cụ thể
VIết Blog theo từng giai đoạn, các con số cụ thể

Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu với việc tạo nội dung cụm bằng cách tập trung vào các từ khóa cạnh tranh thấp. Nhờ các chủ đề cạnh tranh thấp có thứ hạng tốt. Trang trụ cột của bạn có thể có nhiều cơ hội xếp hạng cao hơn và thúc đẩy toàn bộ cụm.

Viết theo dạng giai đoạn cụ thể

Blog của bạn có đang tập trung chủ yếu vào một giai đoạn cụ thể trong hành trình người mua? Nếu có, bạn nên bắt đầu phát triển nội dung phục vụ giai đoạn này trước. Hãy đảm bảo, Blog cũng giúp người đọc chuyển sang giai đoạn tiếp theo trong hành trình người mua. Bạn hãy sử dụng thêm CTA và chèn các liên kết có liên quan vào bài viết.

Dựa theo khối lượng tìm kiếm trên google

Nếu bạn tập trung chủ yếu vào lưu lượng truy cập tự nhiên. Bạn nên sản xuất nội dung Blog nhắm mục tiêu từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhất và độ khó từ khóa thấp nhất. Qua đó giúp bạn thể hiện tốt cũng như nâng cao tính phổ biến của bài blog. Nếu nó không phổ biến về từ khóa sẽ ít người người tìm kiếm thông tin.

Theo đặc thù của sản phẩm

Để hỗ trợ phát hành sản phẩm, bạn có thể sản xuất nội dung về vấn đề người dùng gặp phải. Chỉ ra cách thức cụ thể sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề đó/ lợi ích nó mang lại. Bạn có thể phát triển các chủ đề, nội dung từ giai đoạn nhận thức. Sau đó dần đưa họ đến cuối – giai đoạn quyết định. Hãy đảm bảo liên kết các bài đăng trên Blog. Đây cũng là cách để hành trình của người mua không bị gián đoạn.

Viết bài theo các xu hướng mới

Nếu Blog của bạn là một kênh theo hướng tin tức, bạn nên xuất bản các bài viết với các chủ đề mang tính xu hướng càng nhanh càng tốt để xây dựng nội dung Website. Xu hướng cập nhật và thay đổi liên tục qua từng ngày một. Chính điều này cho phép bạn đề ra kế hoạch nội dung trong thời gian cụ thể. Nhưng bạn vẫn có thể tạo nội dung thường xuyên, thu hút lượng quan tâm nhất định tại thời điểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)