Trước khi thực hiên bất cứ một công việc nào thì bạn cũng cần phải nắm vững kiến thức liên quan đến lĩnh vực công việc đang thực hiện. Đó chính là yếu tố mà chắc chắn mọi người cần phải có. Tuy nhiên, trong lúc thực hiện công việc bạn có thể gặp những lỗi không mong muốn. Trong dịch vụ quảng cáo google cũng vậy, trong quá trình chạy quảng cáo, bạn cũng có thể mắc vài lỗi sai. Đây là điều mà hầu hết các nhà quảng cáo không thể tránh khỏi. Trải qua nhiều cuộc khảo sát thì người ta có thể rút ra được 7 sai lầm mà các nhà quảng cáo hay mắc phải. Để tránh khỏi những sai lầm đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn liệt kê ra những sai lầm đó.
Mục Lục
Quảng cáo Google Adwords là gì?
Google Adwords là trình chạy quảng cáo của Google. Nó được đánh giá là một trong các công cụ mang lại hiệu quả tốt và nhanh nhất hiện nay. Nó giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách mua hàng. Thông thường, các chủ doanh nghiệp muốn tiết kiệm thời gian thường sẽ tự mình thực hiện Google Adwords. Hoặc có thể tìm thuê các cá nhân, đơn vị chạy ads. Thế nhưng, Google luôn luôn cập nhật tiêu chuẩn qua từng ngày từng tháng. Nếu không phải là cá nhân chuyên về lĩnh vực này, bạn sẽ rất dễ gặp phải sai lầm.
Năm 2000, Google đã giới thiệu Adwords. Đây là một chương trình tự phục vụ nhằm tạo các chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Ngày nay, giải pháp quảng cáo của Google có rất đa dạng. Bao gồm quảng cáo hiển thị, quảng cáo trên điện thoại di động và quảng cáo video cũng như quảng cáo văn bản thuần túy mà Google đã giới thiệu hơn một thập kỷ trước. Chúng đã giúp hàng nghìn doanh nghiệp phát triển và thành công. Google Adwords tạo doanh thu chính cho Google (21 tỉ USD trong năm 2008). Kể từ ngày 24/7/2018, Google AdWords được đổi tên thành Google Ads.
Mắc lỗi sai trong việc chọn đúng loại từ khóa
Hiện nay, có 3 loại từ khóa mà bất kể ai làm Google Ads cũng nên tìm hiểu, làm quen. Mỗi loại từ khóa sẽ có cách sử dụng khác nhau. Có rất nhiều người dễ gặp phải sai lầm khi sử dụng sai loại từ khóa. Vậy 3 loại từ khóa này khác nhau và cách sử dụng chúng như thế nào?
Từ khóa rộng – Broad match
Từ khóa rộng cho phép quảng cáo của bạn xuất hiện khi người dùng không cần gõ chính xác hoàn toàn từ khóa mục tiêu của bạn. Ví dụ: Nếu từ khóa của bạn là “bàn phím cơ tốt nhất” thì khi khách hàng gõ vào thanh tìm kiếm các từ khóa như “bàn phím cơ chơi game tốt nhất”, “bàn phím cơ tốt nhất cho game thủ”, “những loại bàn phím cơ tốt nhất”… thì quảng cáo của bạn cũng có khả năng xuất hiện.
Điều này có nghĩa là, trong hành trình khách hàng, thậm chí khi khách hàng vẫn chưa chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng mục tiêu, thì khả năng cao quảng cáo của bạn vẫn xuất hiện khi khách hàng chỉ vừa có ý định tìm hiểu thông tin bằng cách gõ một vài từ khóa vào Google. Để nhập từ khóa rộng vào, chỉ cần thêm từ khóa vào trang cài đặt Ads của bạn. Không nên sử dụng bất kỳ loại dấu câu nào – không dấu ngoặc kép, không dấu ngoặc đơn, không dấu ngoặc kép đơn.
Phrase match keyword
Khi bạn đặt từ khóa mục tiêu của mình là từ khóa cụ thì quảng cáo của bạn chỉ xuất hiện khi người dùng nhập đúng thứ tự chính xác của từ khóa đó. Ví dụ: Nếu từ khóa cụm của bạn là “bàn phím cơ tốt nhất”, quảng cáo của bạn chỉ xuất hiện khi khách hàng gõ đúng thứ tự chính xác “bàn phím cơ tốt nhất” vào thanh tìm kiếm. Tuy nhiên, quảng cáo cũng sẽ xuất hiện khi khách hàng nhập vào thanh tìm kiếm các từ khóa có liên quan. Nhưng với điều kiện những từ khóa mục tiêu phải nằm đúng thứ tự như đã đặt.
Ví dụ: Quảng cáo của bạn cũng sẽ đồng thời xuất hiện nếu khách hàng nhập “nơi mua bàn phím cơ tốt nhất” hay “mua bàn phím cơ tốt nhất ở đâu” mà không xuất hiện khi nhập “tốt nhất nên mua bàn phím cơ ở đâu” nếu từ khóa mục tiêu của bạn là “bàn phím cơ tốt nhất”
Từ khóa chính xác
Với loại từ khóa chính xác, quảng cáo sẽ chỉ xuất hiện nếu khách hàng nhập đủ và đúng hoàn toàn 100% từ khóa mục tiêu của bạn. Nghĩa là khi bạn đặt từ khóa mục tiêu là “bàn phím cơ tốt nhất”, quảng cáo sẽ chỉ xuất hiện duy nhất khi bạn nhập “bàn phím cơ tốt nhất” trên thanh tìm kiếm. Để thêm từ khóa chính xác vào cài đặt quảng cáo, bạn sử dụng dấu ngoặc vuông: [bàn phím cơ tốt nhất]
Theo như các nghiên cứu thì từ khóa chính xác sẽ chuyển đổi tốt hơn so với 2 loại từ khóa còn lại. Tuy nhiên, số lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng sẽ thấp hơn so với từ khóa rộng. Để có thể đạt được kết quả tốt nhất, bạn có thể kết hợp đồng thời cả 3 loại từ khóa này bằng phương pháp Cascading Bids (Giá thầu xếp tầng), cách hoạt động là đặt giá cao nhất cho các từ khóa chính xác, giá trung bình cho từ khóa cụm và thấp nhất cho từ khóa rộng
Một lỗi thường mắc phải nhất là không sử dụng từ khóa phủ định
Đây là lỗi Quảng cáo lớn nhất khi bắt tay vào thực hiện Google Ads. Google xử lý khoảng 6 triệu từ khóa mỗi ngày và số từ khóa mới chiếm khoảng 15%. Khi sử dụng một từ khóa phủ định, bạn có thể loại trừ bớt đi những từ khóa không phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Từ khóa phủ định cũng giúp giảm chi phí và tăng ROI (tỷ lệ hoàn vốn). Ví dụ, từ khóa mục tiêu của bạn là “khóa học marketing”, bạn thêm “miễn phí” vào danh sách từ khóa phủ định. Và điều này có nghĩa là quảng cáo của bạn sẽ không xuất hiện khi người dùng nhập “khóa học marketing miễn phí”.
Nhiều chuyên gia ở lĩnh vực Google Ads đã mắc phải sai lầm này. Họ bỏ qua tầm quan trọng của việc thêm từ khóa phủ định vào danh sách. Sau đó thắc mắc vì sao Quảng cáo không mang lại chuyển đổi cao. Theo số liệu thống kê, các từ khóa phủ định sẽ giúp bạn tăng điểm chất lượng của Google Ads.
Không khoanh vùng đối tượng khách hàng
Khi bạn bước vào giai đoạn tối ưu quảng cáo của mình cho chiến lược marketing, đừng bỏ qua bước khoanh vùng đối tượng khách hàng mục tiêu. Những đối tượng mà bạn và doanh nghiệp của bạn đang nhắm đến. Việc chọn lựa cụ thể vị trí khách hàng giúp Google Ads của bạn hiển thị tốt hơn. Hơn nữa, nó giúp tăng khả năng chuyển đổi hơn. Ngoài ra giúp bạn giảm chi phí chạy Ads cho những vùng chưa phải trọng điểm.
Không tối ưu hóa trang đích trong quảng cáo Google
Không tối ưu trang đích là một trong những lỗi thường gặp khi chạy Google Ads. Chiến dịch quảng cáo của bạn thu hút được rất nhiều lượng truy cập vào website. Tuy nhiên, tỉ lệ người mua hàng hầu như không có thì chiến dịch quảng cáo đó cũng thất bại. Lý do chính là trang đích của bạn không đủ hấp dẫn. Bạn không đủ thuyết phục không tạo niềm tin cho khách hàng. Vì vậy điều bạn cần làm là tối ưu trang đích của mình.
Landing Page hay còn được gọi là trang đích. Đây là trang hiển thị khi khách hàng truy cập vào Quảng cáo của bạn. Thông thường mọi người thường được khuyên để Landing Page là trang chủ của website. Điều này có phần đúng và cũng có phần sai. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên đặt Landing Page của mình là trang có liên quan gần nhất với nội dung quảng cáo. Một điểm cần lưu ý khác nữa, đó chính là quên không thêm thông tin liên hệ vào Landing Page. Đây là những thông tin cực kì cần thiết giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi thành lợi nhuận.
Chỉ tạo 1 phiên bản quảng cáo
Nếu bạn chỉ có duy nhất 1 phiên bản quảng cáo thì gặp khá nhiều khó khăn trong quảng cáo. Mà đặc biệt là việc canh tranh với các quảng cáo từ các doanh nghiệp khác trong bảng xếp hạng Google Ads thật sự rất khó. Và tất nhiên bạn hoàn toàn có khả năng tạo ra một phiên bản với đầy đủ tất cả các từ khóa mà bạn đang nhắm đến. Tuy nhiên đây không phải là một sự lựa chọn tốt nhất. Bạn còn có một sự lựa chọn tốt hơn đó chính là thử nghiệm. Bạn thử nghiệm bằng cách tạo ra thêm các phiên bản khác nhau. Ví dụ: từ khóa của bạn là “bàn phím cơ” Tôi sẽ tạo ra 3 phiên bản quảng cáo cho từ khóa này:
– Quảng cáo phổ biến: Cửa hàng bán bàn phím cơ
– Quảng cáo danh mục sản phẩm: Những loại bàn phím cơ được yêu thích nhất
– Quảng cáo sản phẩm cụ thể: Bàn phím cơ Fuhlen cho game thủ
Quá trình thử nghiệm diễn ra trong khoảng 1 tháng. Kết quả bạn sẽ nhận lại được sẽ cho bạn biết phiên bản quảng cáo không đạt hiệu suất cao. Sau đó bạn có thể tự mình điều chỉnh lại phiên bản tốt nhất. Từ đó, nó có thể đạt được thêm những hiệu quả bất ngờ.
Không thực hiện đẩy mạnh thương hiệu trên quảng cáo Google
Trên thực tế thì đây vẫn là một vấn đề đang được tranh cãi. Liệu có nên đặt tên thương hiệu vào danh sách từ khóa Google Ads hay không? Theo nhiều ý kiến, nếu người dùng đã nhập trực tiếp tên thương hiệu của bạn vào thanh tìm kiếm rồi. Tức có nghĩa là khả năng chuyển đổi thành khách mua hàng cực kì cao. Thế nhưng theo tôi, bạn vẫn nên trích xuất một phần chi phí quảng cáo cho tên thương hiệu của mình.
Một điều chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn tên thương hiệu của mình xuất hiện bởi quảng cáo của một đối thủ cạnh tranh đâu nhỉ? Sau một khoảng thời gian khi thương hiệu của bạn đã có chỗ đứng nhất định, bạn có thể rút lại phần ngân sách này. Sau đó, đầu tư cho mảng SEO để tiết kiệm chi phí một cách đáng kể. Một ưu điểm cuối cùng đó chính là Google Ads chưa tên thương hiệu có thể giúp vô hiệu hóa các tin tức tiêu cực. Từ đó, họ sẽ cung cấp các thông điệp tốt hơn thông qua các SERP.
Chưa tìm hiểu kĩ về lợi nhuận và chuyển đổi lợi nhuận
Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp, ngay cả là điều hành ngoại tuyến, thì việc theo dõi hành trình chuyển đổi và tỷ suất lợi nhuận cũng là những điều quan trọng. Mục đích của việc này chính là giúp doanh nghiệp của bạn cải thiện doanh thu trong thời gian dài. không chỉ đơn giản là đạt được lợi nhuận ngắn hạn.
Tương tự với các quảng cáo PPC (Pay Per Click). Điều bạn cần làm là thiết lập chuyển đổi từ tùy chọn “Công cụ và phân tích” (Tools and Analysis). Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí khi bạn hiểu rõ bạn mong muốn tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Hơn nữa là tỉ lệ chuyển đổi lợi nhuận bạn sẽ có như thế nào. Dưới đây là công thức đơn giản sẽ hỗ trợ bạn để tính tỷ suất lợi nhuận cho chiến lược Google Ads của bạn. Công thức này không áp dụng cho tất cả các ngành. Bạn nên tự hiểu rõ doanh nghiệp của mình. Sau đó, bạn hãy kiểm tra, điều chỉnh để có được kết quả tốt nhất.