Tìm hiểu tất tần tật về Google Display Network – hình thức chạy quảng cáo google hiệu quả

Google Display Network thường được biết đến là quảng cáo mạng hiển thị. Nó có độ bao phủ rất rộng nên biết cách quản lý GDN là một việc vô cùng quan trọng với một Marketer. Việc sử dụng thành thạo google display network sẽ góp phần quan trọng để làm nên một chiến dịch quảng cáo thành công. Lợi thế của google display network là độ bao phủ vô cùng rộng. Nó có hơn 2 triệu website đăng kí GDN – đây là một con số rất lớn. Với số website đăng kí khủng như vậy thì quảng cáo của bạn sẽ dễ dàng được tìm thấy hơn. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật về google display network. Nếu bạn muốn thành thạo về quảng cáo google hoặc muốn tìm hiểu về lĩnh vực này thì đừng bỏ qua bài viết sau đây.

Khái niệm quảng cáo hiển thị Google Ads – Google Ads Display là gì?

GDN (Google Display Network) là một hệ thống mạng lưới các trang web khổng lồ trên internet. GDN là đối tác của Google, cho phép các nhà quảng cáo thông qua Google để đặt quảng cáo banner về sản phẩm, dịch vụ của mình lên các website đó. Google Ads Display được hiểu là quảng cáo đặt trên mạng hiển thị của Google. Các nhà quảng cáo sẽ thông qua Google để đặt quảng cáo lên các Website mà đối tượng khách hàng mục tiêu duyệt qua. Khi người dùng tìm kiếm thông tin, giải trí hay mua hàng ở một Website. Những quảng cáo này sẽ xuất hiện, lọt vào tầm mắt và gây chú ý với người dùng.

Quảng cáo hiển thị Google Ads được đặt trên Display Network
Quảng cáo hiển thị Google Ads được đặt trên Display Network

Google Adwords (Google Ads) có hai hệ thống quảng cáo khác nhau là Search và Display. Bạn cần phân biệt giữa Google Search Network và Display Network. Google Search Network là dạng quảng cáo trả phí trực tuyến phổ biến nhất, đặt Ads ở vị trí “đắc địa” của Google. Người dùng có thể dễ dàng nhìn thấy bạn khi họ tìm kiếm từ khóa. Trang quảng cáo của bạn sẽ hiển thị dưới kết quả tìm kiếm organic. Đồng thời có thêm ít nội dung CTA so với kết quả tìm kiếm organic thông thường khác.

Tuy nhiên, Google Display Network (GDN) thì thụ động hơn. GDN chèn Ads vào những website được tuyển chọn kỹ lưỡng. Người dùng có thể thấy khi mua sắm, truy cập hay đọc tin tức. Google Ads dạng này nghiêng về hình ảnh, banner, media và một số câu từ lôi cuốn thu hút.

Vị trí quảng cáo GDN

Quảng cáo trên Google Display Network cho phép bạn xuất hiện trên hơn 2 triệu website. Nó giúp bạn tiếp cận hơn 90% người dùng Internet – một con số khổng lồ phải không nào. Quảng cáo của bạn sẽ hiển thị tại nhiều website, app di động và video. Còn quảng cáo hiển thị như thế nào sẽ tùy thuộc vào bạn đặt mục tiêu cho chiến dịch ra sao chẳng hạn:

– Tìm từ khóa và chủ đề liên quan

– Chọn website và trang cụ thể

– Hướng đến khách hàng cụ thể dựa trên sở thích, nhân khẩu và lịch sử họ có ghé thăm website không.

Lưu ý: Tùy vào Targeting bạn lựa chọn mà vị trí đặt Ads có thể liên quan hoặc không hề liên quan gì đến nội dung Ads của bạn. Bạn có thể hiển thị ads với người dùng truy cập website bằng thiết bị iPhones, Android, Tablet hoặc Mobile App.

Lợi ích của quảng cáo hiển thị (google display network)

Quảng cáo hiển thị mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

Độ phủ sóng cao

Theo thống kê của Google, Display Network của họ tiếp cận được hơn 90% người dùng trên Internet. Đây quả là con số không thể đùa được.

Quảng cáo hiển thị Google Ads – Google Ads Display có chi phí trên mỗi lần nhấp chuột thấp hơn so với quảng cáo Google Ads Search. Chính vì vậy, đây là lựa chọn phù hợp đối với các doanh nghiệp nhỏ và không đủ tiềm lực để cạnh tranh trên mặt trận Search.

Chấp nhận nhiều hình thức thanh toán

Trên Google Display Network, bạn có thể chọn trả phí theo CPM (Cost Per Mile) hay PPC (Pay Per Click). Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự thiết lập hình thức thanh toán để tối ưu ROI.

Sử dụng hình ảnh, video để quảng cáo

Não bộ xử lý thông tin dưới dạng hình ảnh tốt hơn câu chữ, chính vì thế sử dụng hình ảnh để quảng cáo hướng đi phù hợp. Không như ở Search Network, bạn chỉ có thể sử dụng hình thức văn bản. Với Google Display Network, bạn có thể sử dụng cả hình ảnh và Video…

Remarketing là lợi ích nổi bật nhất

Đây là một trong những lợi ích nổi bật nhất của Google Ads Display. Theo đó, bạn có thể bám đuôi, bao vây khách hàng tiềm năng với tính năng Remarketing. Nếu khách hàng đã từng tìm một sản phẩm trên trang Web mà chưa mua. Quảng cáo hiển thị sẽ làm nhiệm vụ xuất hiện ở những nơi tiếp theo họ ghé thăm và nhắc nhớ, thôi thúc họ mua sản phẩm.

Nhược điểm của quảng cáo hiển thị (google display network)

Quảng cáo hiển thị cũng tồn tại nhiều hạn chế
Quảng cáo hiển thị cũng tồn tại nhiều hạn chế

Tính thụ động

Nhược điểm lớn nhất của quảng cáo hiển thị là tính thụ động, nó chỉ xuất hiện khi mọi người đang tình cờ lướt những Website khác. Khả năng nhắm mục tiêu của quảng cáo hiển thị không chính xác bằng Search Network.

Traffic có thể tăng cao nhưng có thể không có chọn lọc

Trong một số trường hợp, tiếp cận rộng quá chưa hẳn đã tốt. Đôi lúc khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn chỉ vì tính tò mò hoặc chỉ vô tình nhấp trúng, chứ có thể không thực sự hứng thú với sản phẩm. Tuy nhiên, Chạy quảng cáo Google Display vẫn rất hiệu quả trong trường hợp bạn đang muốn tăng nhận thức về thương hiệu.

CTR trung bình trong Google Ads cho tất cả các ngành là 1.91% đối với Search và 0.35% đối với Display. Nguyên nhân có thể vì Google Ads Search xuất hiện khi người tiêu dùng đã có ý định mua sắm còn Google Ads Display thì không.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chiến dịch GDN của bạn không mang lại những khách hàng tiềm năng. Người dùng có khả năng sẽ không Click vào quảng cáo. Nhưng họ sẽ nhớ về thương hiệu. Và sau này có thể tìm kiếm lại để mua sản phẩm.

Ngoài ra, nhược điểm chung của các loại quảng cáo hiện thị là chỉ tiếp cận được khách hàng khi họ đã có nhu cầu về sản phẩm. Chúng không tạo ra khơi gợi nhu cầu của khách hàng được như quảng cáo Facebook.

Liệt kê các hình thức quảng cáo hiển thị

– Quảng cáo văn bản là hình thức đơn giản nhất của quảng cáo hiện thị. Bao gồm 1 dòng tiêu đề, một URL đích và hai dòng nội dung.

– Thứ hai là quảng cáo hình ảnh: Hình ảnh tĩnh có thể chiếm hết vị trí của Ad Block trên Website mà nó xuất hiện. Vì vậy, bạn có thể tùy chỉnh hình ảnh, bố cục hay màu nền của quảng cáo. Quảng cáo Google Banner với nhiều màu sắc là quảng cáo hình ảnh phổ biến nhất.

– Quảng cáo video cũng khá phổ biến. Video Ads ngày càng trở nên phổ biến kể từ khi xuất hiện YouTube. Bạn nên tận dụng Google Ads để đặt quảng cáo của mình bên cạnh hoặc trong các Video trên Youtube.

– Quảng cáo đa phương tiện: Quảng cáo đa phương tiện bao gồm các yếu tố tương tác, ảnh động hoặc các khía cạnh khác. Nó thay đổi tùy thuộc vào người đang xem quảng cáo và cách họ tương tác với nó. Ví dụ như hình ảnh sản phẩm/dịch vụ di chuyển theo dạng Carousel.

Các loại chiến dịch hiển thị giúp chạy quảng cáo Google Ads Display hiệu quả là gì?

– Chiến dịch hiển thị chuẩn: Chiến dịch hiển thị chuẩn là chiến dịch thủ công. Bạn có thể thực hiện cài đặt và nhắm mục tiêu để phân phối quảng cáo đến đúng đối tượng, vị trí, thời gian mong muốn.

– Chiến dịch hiển thị thông minh: Chiến dịch hiển thị thông minh cung cấp một giải pháp hiệu quả, đơn giản. Nó hỗ trợ quản lý các biến số phức tạp của quảng cáo hiển thị hình ảnh. Nó cũng giúp bạn mở rộng cơ sở khách hàng. Đồng thời nhận được nhiều lượt chuyển đổi mới một cách dễ dàng hơn.

Chiến dịch hiển thị thông minh giúp chạy quảng cáo Google hiệu quả ở hầu hết mọi định dạng trên mạng hiển thị Google. Tiếp cận người dùng ở tất cả các giai đoạn trong chu kỳ mua. Từ những người có sở thích liên quan đến sản phẩm/dịch vụ cho tới những khách có ý định mua hàng.

– Chiến dịch hiển thị quảng cáo trên Gmail: Chiến dịch hiển thị quảng cáo trên Gmail là quảng cáo hiển thị trong các Tab Quảng cáo và Xã hội ở hộp thư đến. Khi Click vào những quảng cáo này, nó có thể mở rộng giống như một Email. Quảng cáo có thể bao gồm hình ảnh, video hoặc các biểu mẫu nhúng. Quảng cáo Gmail giúp bạn kết nối với khách hàng tiềm năng ở định dạng cá nhân hóa hơn.

Hướng dẫn cách nhắm mục tiêu trong quảng cáo Google Ads Display

Làm sao nhắm mục tiêu trong quảng cáo Google Ads Display?
Làm sao nhắm mục tiêu trong quảng cáo Google Ads Display?

Nhắm mục tiêu dựa vào từ khóa

Nếu bạn đã chọn hiển thị quảng cáo trên các trang Web trong Mạng hiển thị, Google Ads sẽ sử dụng từ khóa của bạn để đặt quảng cáo bên cạnh nội dung phù hợp với quảng cáo. Google quét nội dung và địa chỉ Web của trang Web. Sau đó hiển thị quảng cáo có từ khóa phù hợp chặt chẽ với chủ đề hoặc địa chỉ của trang Web đó. Nếu bạn nhắm mục tiêu từ khóa cho chiến dịch, ở phần cài đặt từ khóa bạn sẽ có hai lựa chọn là đối tượng (Audiences) và nội dung (Content).

Nhắm mục tiêu dựa vào đối tượng

Chạy quảng cáo Google Ads Display hiệu quả cho phép bạn nhắm mục tiêu quảng cáo đến mọi người dựa trên sở thích, nhu cầu liên quan đến từ khóa.

Nhắm mục tiêu dựa vào chủ đề

Quảng cáo hiện thị Google Ads Display nhắm mục tiêu theo chủ đề cho phép bạn lựa chọn những chủ đề trang trong danh sách hiện có. Tức là quảng cáo sẽ chỉ hiển thị trên các trang về một chủ đề nhất định nào đó. Nhược điểm của hình thức này là mức độ liên quan giữa trang với quảng cáo không cao..

Nhắm mục tiêu dựa vào nhân khẩu học

Nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học tức là hướng quảng cáo của bạn đến những người ở độ tuổi, giới tính, tình trạng con cái.

Nhắm mục tiêu dựa vào vị trí đặt

Nhắm mục tiêu theo vị trí nghĩa là việc bạn lựa chọn trang Web mà mình muốn quảng cáo xuất hiện trên đó. Phương thức này phát huy hiệu quả khi đã có mục tiêu nhân khẩu học cụ thể. Bạn nên tìm những trang Web có xu hướng cung cấp lợi ích cho nhóm khách hàng tiềm năng. Bởi vì có nhiều khả năng họ sẽ ghé thăm. Quảng cáo hiển thị Google ngày càng phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay. Vận dụng những kiến thức kể trên có thể giúp công việc chạy quảng cáo Google của bạn hiệu quả hơn hẳn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)