SEO Onpage và những vấn đề cần chú trọng khi thực hiện tối ưu hóa

Để đạt được vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm một cách tốt nhất thì tối ưu hóa SEO Onpage là một trong những công việc vô cùng quan trọng cần được thực hiện. Google luôn cải tiến liên tục trong việc bổ sung và nâng cấp các thuật toán ngày càng tinh vi hơn để mang lại kết quả tìm kiếm tối ưu nhất cho người dùng. Điều này đã kéo theo nhiều sự thay đổi về quy tắc On-page trong SEO, mục đích nhằm giúp cho website trở nên “thuận mắt” hơn với các công cụ tìm kiếm và dễ “on top”. Do đó, để đạt được kết quả tốt trong quá trình làm SEO, bạn cần cập nhật những kiến thức cơ bản về SEO On-page cũng như những vấn đề cần quan tâm khi thực hiện công việc này.

Thế nào là SEO Onpage?

SEO Onpage được định nghĩa là công việc bao gồm nhiều tác vụ, thao tác mà SEO-er thực hiện tối ưu hóa trực tiếp trên các trang web sao cho chúng được xếp hạng cao hơn trên bảng kết quả mà công cụ tìm kiếm trả về, từ đó giúp trang web đạt nhiều lưu lượng truy cập hơn, tiếp cận nhiều khách hàng phù hợp hơn từ nguồn tìm kiếm tự nhiên (organic search, khác với tìm kiếm trả phí – paid search). Công việc này bao gồm tối ưu hóa mã HTML, sáng tạo và làm phong phú nội dung trang web, tái cấu trúc nội dung trang sao cho phù hợp nhất với người dùng.

SEO Onpage tối ưu hóa nội dung, hình thức và cấu trúc website để thân thiện với công cụ tìm kiếm
SEO Onpage tối ưu hóa nội dung, hình thức và cấu trúc website để thân thiện với công cụ tìm kiếm

Hiểu 1 cách đơn giản, SEO Onpage là công việc tối ưu hóa Website và các trang con nằm trong Website. Mục đích nhằm để cho Website đó thân thiện hơn với SE(công cụ tìm kiếm). Qua đó giúp đưa website này đứng ở vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Tối ưu hóa SEO Onpage cần quan tâm đến những gì?

Để lên top từ khóa trên bảng kết quả tìm kiếm thì viết content không vẫn chưa đủ. Bạn phải đảm bảo bài viết được tối ưu chuẩn SEO onpage. Đồng thời, bạn cũng cần kết hợp với một số kỹ thuật offpage. Viết bài chuẩn SEO onpage ngay từ đầu sẽ giúp bạn kiểm soát nội dung, chất lượng tốt hơn. Từ đó giúp cho việc tối ưu hóa về sau trở nên dễ dàng hơn. Trên cơ bản, bài viết chuẩn SEO cần chú trọng những vấn đề sau.

Heading trong SEO Onpage

Trong một bài viết thì bạn nên có 1 thẻ H1 và các thẻ H2 – H6. Đôi khi kết quả tìm kiếm trả về là H1 hoặc H2 trong nội dung. Trong 1 bài viết hay trong 1 website nên có thấp nhất 3 thẻ heading (H1, H2, H3). Với thuật toán được Google cho ra đời vào cuối năm ngoái thì heading là thành phần khá quan trọng cho một website. Với các từ khóa bạn cần SEO nên để H2 thay vì là H1 như trước.

Hình ảnh trong SEO Onpage

Bot của google không thể nhận biết được hình ảnh. Chúng chỉ có thể đọc được chữ cái hay kí tự mà thôi. Chính vì thế, chúng sẽ không hiểu được nội dung những bức ảnh trên website của bạn. Thẻ ALT sinh ra giúp cho Bot Google hiểu được nội dung của ảnh. Các thẻ alt có nội dung mô tả đầy đủ sẽ giúp hình ảnh lên top Google Image. Hình ảnh đầu tiên nên chứa từ khóa SEO chính xác nhưng cũng tránh chèn nhiều từ khóa trong hình.

Cấu hình của trang thông báo lỗi 404

Lỗi HTTP này được chuyển đến trình duyệt thông qua máy chủ Web khi một yêu cầu trang Web không thực hiện được. Lỗi 404 xuất hiện bởi một trang không tồn tại hoặc hạn chế quyền truy cập. Lỗi 404 này có thể được Webmaster cấu hình lại sao cho thân thiện với người dùng hơn.

Giao diện trang thông báo lỗi 404
Giao diện trang thông báo lỗi 404

Để tránh trường hợp người dùng tìm kiếm rơi vào trang báo lỗi 404, chỉ với một thông báo lỗi một cách khó chịu, các Webmaster nên tạo một trang báo lỗi 404 cá nhân hóa.

Thẻ title và thẻ meta

Tiêu đề, từ khóa, là những yếu tố đầu tiên mà bạn có thể sử dụng để thu hút người dùng ghé thăm. Chúng giúp ích nhiều trong quá trình các máy tìm kiếm quét qua trang web của bạn. Thẻ title cần dưới 70 ký tự và nhỏ hơn 11 từ. Bên cạnh đó, thẻ title nên là từ khóa của trang.

Cấu trúc và thiết kế của URL

Urls là địa chỉ của một trang web cụ thể. Nó có giá trị lớn trong việc xếp thứ hạng website của công cụ tìm kiếm. Các URL sẽ luôn xuất hiện tại nhiều vị trí quan trọng.

Bên trái, các đoạn văn bản màu xanh lá cây cho thấy url SEOmoz ‘s Web Awards 2.0. Khi công cụ tìm kiếm hiển thị URL trong kết quả tìm kiếm, các tính chất của URL có thể sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ click chuột và hiển thị khi tìm kiếm. URL cũng được sử dụng trong các văn bản xếp hạng. Những trang có tên nằm trong các thuật ngữ tìm kiếm truy vấn có nhiều lợi thế. Điều này xuất phát từ việc sử dụng các từ khóa thích hợp.

Địa chỉ URL
Địa chỉ URL

URL xuất hiện trong thanh địa chỉ trình duyệt web. Các tính chất của URL thường ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc đánh giá chất lượng của một trang website. Nếu cấu trúc và thiết kế URL không tốt có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực của người dùng lẫn các công cụ tìm kiếm như Google hay các trang tìm kiếm khác. URL cũng được sử dụng như “anchor text” dẫn đến các trang chứa bài viết của website.

Xây dựng các Internal link

Các liên kết nội bộ là một hình thức đặt các liên kết giữa những trang trong cùng một website với nhau. Chúng thường được chèn đan xen với nhau. Ngày trước, chúng ta tập trung vào việc xây dựng các Backlink bên ngoài. Tuy nhiên hiện nay, Google đánh giá rất cao với những website áp dụng kỹ thuật SEO Backlink nội bộ tốt.

Backlink nội bộ mang lại rất nhiều lợi ích. Trong đó phải kể đến việc nó giúp website có chỉ số PR đồng đều. Điều này có nghĩa là không phải chỉ trang chủ mới có PR. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường Page Authority, tăng tốc thời gian index. Nhiều SEOer ngày nay khi xây dựng website thường không chú tâm đến backlink bên ngoài. Thay vào đó, họ chỉ chú trọng đến Internal Link sao cho tốt nhất.

Một số vấn đề khác

  • Đảm bảo tốc độ tải trang nhanh.
  • Xác định quyền tác giả cho tất cả các trang.
  • Nội dung luôn mới và chất lượng (yếu tố này luôn được xếp độ ưu tiên cao).
  • Liên kết bên ngoài (External links) không có liên kết bị hỏng hoặc liên kết đến những trang xấu.
  • Giúp người xem chuyển hướng thân thiện bằng việc tích hợp các yếu tố Breadcrumbs và Sitemap vào Website.

Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn có thể hiểu rõ hơn về SEO Onpage cũng như những vấn đề cần quan tâm khi thực hiện tối ưu hóa SEO Onpage.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)