Phương pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả trong kinh doanh

Khách hàng là chủ thể cuối cùng mà cách doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa hướng đến. Khách hàng tiềm năng đối tượng được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và tập trung các nguồn lực để tiếp cận. Doanh nghiệp của bạn sẽ kinh doanh hiệu quả hơn và có lợi thế hơn đối thủ nếu có phương pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ phân tích những cách tiếp cận khách hàng tiềm năng doanh nghiệp có thể áp dụng để tăng lợi thế kinh doanh. Từ đó có thể phát triển doanh thu, lợi nhuận và có phổ biến hơn nữa thương hiệu doanh nghiệp đối với những người có nhu cầu.

Khách hàng tiềm năng là gì?

Khách hàng tiềm năng là những cá nhân, nhóm người chưa trả tiền để mua sản phẩm của bạn nhưng lại có nhu cầu quan tâm và muốn sở hữu sản phẩm đó. Quan trọng hơn cả là họ có khả năng tài chính đủ để quyết định mua hàng của bạn. Bất kể ai kinh doanh cũng biết rằng, không phải cứ đưa sản phẩm của mình ra thị trường là sẽ có khách hàng đến mua. Có thể điều này đúng với vài chục năm về trước, nhưng trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay, người tiêu dùng trở nên khó tính và thông minh hơn. Nếu muốn bán được hàng, doanh nghiệp cần phải hiểu nhu cầu khách hàng cũng như phân loại các nhóm khách hàng tiềm năng.

Khách hàng tiềm năng là người có khả năng mua hàng của bạn
Khách hàng tiềm năng là người có khả năng mua hàng của bạn

Cách tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng? Đến với bài viết này chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ đến các bạn một trong những phương pháp marketing ít chi phí mà đạt hiệu quả rất cao. Đó chính là cách tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng.

Quá trình tiếp cận khách hàng

Tìm kiếm khách hàng

Có nhiều cách để tiếp cận khách hàng. Người kinh doanh nên tìm các nguồn tiếp cận khác nhau, như các bạn đã biết ở đâu đông người thì ở đó sẽ bán được hàng. Vậy thì ở đâu đông người? Sơ qua, có thể kể đến các chợ, các trung tâm mua sắm, các khu vực đông dân cư. Nơi đông người qua lại dành cho đối tượng bán offline. Còn đối tượng bán online thì không thể bỏ qua “chợ mua bán”. Như các website rao vặt hay còn gọi là các trang thương mại điện tử. Nơi người mua có thể vào và lựa chọn nhiều mặt hàng, mạng xã hội, các chuyên trang,…

Thâm nhập vào mạng xã hội

Với người bán lẻ thì mạng xã hội luôn là sự lựa chọn đầu tiên. Vì lý do đó là nơi nhiều người thường xuyên tham gia và có tương tác. Nó không quá thương mại như các trang mua bán thuần túy. Nơi tràn ngập các mặt hàng từ A đến Z. Lý do thứ hai là nó miễn phí cho mọi người dùng, không đòi hỏi quá nhiều điều kiện. Facebook là một trong số mạng xã hội hàng đầu hiện nay mà các nhà bán lẻ không thể bỏ qua.

Bên cạnh Facebook, mạng xã hội chia sẻ ảnh Instagram – cũng nổi lên là một mảnh đất màu mỡ. Nếu bạn bán hàng cho giới trẻ, đừng bỏ qua kênh này! Những mặt hàng “chất” cả về hình thức lẫn chất lượng sẽ rất được đón nhận tại mạng xã hội này.

Ngoài Instagram, các bạn có thể tìm hiểu thêm Zalo – một ứng dụng OTT nổi tiếng. Hiện nay đang có gần 40 triệu người dùng. Việc cần làm là bạn hãy đẩy mạnh “Page” trên Zalo để cho người dùng có thể kinh doanh, mua bán. Tuy nhiên về giá chạy quảng cáo so với Facebook. Thì hai kênh này đều cao hơn, còn không muốn mất chi phí bạn có thể linh động hơn. Khi bán trong các Group như Hội làm cha mẹ, hội Thanh lý, Dọn nhà cho đỡ chật,…

Sử dụng các kênh thương mại điện tử

Tham gia các kênh thương mại điện tử
Tham gia các kênh thương mại điện tử

Ngoại trừ kênh mạng xã hội, bạn có thể tham gia các chợ điện tử như Shopee. Một kênh bán hàng online trên điện thoại miễn phí nơi mà có thể tiếp cận khách hàng rất đơn giản! Ngoài Shopee, các bạn có thể tham gia các diễn đàn lamchame, webtretho, enbac, muare. Mặc dù đây là kênh bán hàng đã cũ nhưng có thể tạo độ phủ sóng lớn hơn cho cửa hàng của bạn.

Cuối cùng để bán hàng chuyên nghiệp và tự chủ hơn. Các bạn nên xây dựng một website bán hàng. Dù có thể nó đơn giản thôi nhưng nó là của riêng bạn. Bạn hoàn toàn thoải mái trong cách trình bày sản phẩm,… Viết các bài viết tư vấn cách sử dụng sản phẩm và đi xa hơn là làm thương hiệu và chạy quảng cáo trên Google. Còn sân chơi của các ông lớn như Lazada hay Adayroi sẽ có đôi chút khó khăn. Vì các bên này yêu cầu về tư cách pháp nhân trong bán hàng. Mà có thể các chủ cửa hàng nhỏ lẻ chưa thể đáp ứng ngay được. Và họ sẽ thu phí % hoa hồng trên các đơn hàng mà bạn bán ra.

Đẩy mạnh tương tác với khách hàng

Tiếp theo là vấn đề tương tác với khách hàng. Theo quan điểm của một vị diễn giả nổi tiếng, khách hàng không phải là thượng đế mà khách hàng là “nữ hoàng”. Lý do vì sao lại ví khách hàng với “nữ hoàng”? Bởi khách hàng là những người khó tính, đỏng đảnh, yêu cầu cao. Mong muốn sự tiện nghi và lại rất tinh tế, thật giống như một vị nữ hoàng mà chúng ta cần phải chiều hết mực. Để bán hàng và đáp ứng được những khách hàng khó tính nhất. Chúng ta phải “khó tính” hơn họ trong việc chọn sản phẩm và tư vấn sản phẩm.

Trong cách xây dựng thương hiệu có cách học cách bán hàng và tư vấn chuyên nghiệp. Bạn nên ghi nhớ những điều sau:

  • Với khách hàng khó tính: Nên đưa ra hết các vấn đề một cách trung thực.
  • Với khách hàng do dự: Hãy lựa chọn và chốt hộ khách hàng.
  • Với khách hàng vui vẻ: Vui vẻ cùng khách hàng.
  • Với khách hàng nghi ngờ: Tạo niềm tin bằng hành động cụ thể.

Châm ngôn đặt khách hàng lên hàng đầu

Trong kinh doanh luôn đặt khách hàng lên hàng đầu
Trong kinh doanh luôn đặt khách hàng lên hàng đầu
  • Khách hàng luôn đúng, cho dù họ không đúng cũng không được nói họ “sai”.
  • Luôn luôn lắng nghe, nhưng không chỉ lắng nghe không. Mà phải biết xử lý vấn đề, có tương tác qua lại giữa hai bên.

Chú trọng khâu chăm sóc khách hàng, đặc biệt sau khi mua hàng. Bởi khi có sự lắng nghe bạn sẽ hiểu được nhiều vấn đề hơn. Xem khách hàng có thực sự hài lòng vơi sản phẩm hay không? Nếu không thì chưa hài lòng ở đâu? Và bạn sẽ khắc phục như thế nào?

Tóm lại, bán hàng là một nghệ thuật. Nó cần nhiều thời gian để luyện tập. Chúng tôi tin rằng bản thân chúng ta cũng là những người đi mua hàng. Phần nào cũng hiểu rõ việc tương tác với khách hàng là rất quan trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)