Phân tích ảnh hưởng của tốc độ load đến SEO website và kinh doanh

Khi bạn truy cập vào một trang web nào đó thì tốc độ load của trang web là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Thế tốc độ load trang có ảnh hưởng gì đến việc SEO website và việc kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Câu trả lời là có, và liên quan mật thiết đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu khách hàng tiềm năng truy cập vào trang web doanh nghiệp bạn nhưng tốc độ load quá chậm thì nguy cơ họ sẽ sang những trang web của đối thủ rất cao. Bạn sẽ mất đi khách hàng và giảm uy tín của website. Bài viết dưới đây sẽ phân tích ảnh hưởng của tốc độ load đến việc SEO web và kinh doanh của doanh nghiệp.

Tốc độ load trang ảnh hưởng đến việc kinh doanh

Ảnh hưởng của tốc độ load trang đến việc kinh doanh và website của bạn ra sao? Có những cách nào để kiểm tra tốc độ tải trang web hiện nay? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích được ảnh hưởng của tốc độ load trang đến như nào trong hoạt động kinh doanh và đẩy từ khóa lên Google tìm kiếm. Để hiểu sâu vấn đề đầu tiên bạn cần phải hiểu kĩ được khái niệm của nó. Việc phân tích ảnh hưởng của tốc độ load đến websie giúp bạn tìm được phương hướng SEO website lên tốt hơn và cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Thế nào là tốc độ load trang?

Thời gian vào một trang của website là tốc độ load trang
Thời gian vào một trang của website là tốc độ load trang

Tốc độ tải trang web là thời gian trung bình trên một lượt để có thể tải hay truy cập vào một trang của website. Theo như chúng tôi tìm hiểu được, vào 09/08/2010, Google đã công bố trên trang blogspot của mình dành cho Webmaster. Khẳng định rằng sẽ sử dụng tốc độ tải trang (Site Speed) như là một yếu tố xếp hạng chất lượng website.

Nhưng chúng tôi nhận thấy rằng nhiều đơn vị chưa thực sự chú ý đến điều này. Vì có thể họ chưa nhận thấy được sự quan trọng của nó khi ảnh hưởng đến thứ hạng website, hoạt động quảng bá website. Cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng việc kinh doanh của bạn.

Ảnh hưởng của tốc độ load trang đến website

Ảnh hưởng đến SEO từ khóa và thứ hạng của website

Thường thì Google luôn nghiên cứu ra những thuật toán để kiểm tra. Để mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng nhất. Vì họ biết rằng người tìm kiếm thường rất ghét chờ lâu để có thể đọc được nội dung thông tin mình tìm kiếm.

Google đánh giá điểm chất lượng website bằng cách tính tỉ lệ thoát web. Nếu website có tỉ lệ thoát cao –> có nghĩa website không hữu ích với người dùng –> nên Google đánh tụt top trên bảng thứ hạng. Vì vậy tốc độ lý tưởng mà google đánh giá cho trang web là không quá 3 giây. Như vậy nếu tốc độ load trang web mà lâu thì sẽ gây ra ảnh hưởng lớn. Không những đến thứ hạng website mà còn thứ hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh

Theo một nghiên cứu từ Radware, khoảng 51% người mua sắm trực tuyến tại Mỹ tuyên bố rằng: “Nếu tốc độ một trang web là quá chậm họ sẽ không sẽ không muốn mua hàng ở đây nữa”. Và theo một nghiên cứu khác, Radware cũng phát hiện ra nhu cầu về tốc độ tải tăng theo thời gian.

Bên cạnh làm cho khách hàng thoải mái, một trang web tải nhanh cũng rất tốt cho kinh doanh. Trong thực tế, chứng minh là “1s chậm trễ có thể mất đến 7% doanh thu”. Vì vậy nếu bạn muốn mọi người đến nhiều với trang web của bạn để mua hàng. Bạn cần tốc độ tải trang càng nhanh càng tốt. Nếu không, mọi người không do dự thoát khỏi trang web của bạn để sang trang khác.

Ví dụ: Năm 2010, một trang mất khoảng 6s để tải 40% nội dung. Đến năm 2014, thì là cần tải hơn 50% nội dung. Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng 47% người dùng web mong thời gian tải 1 trang web trung bình là 2s. Thời gian cao điểm, 75% người dùng sẵn sàng chuyển hướng sang website đối thủ cạnh tranh thay vì phải đợi quá lâu. Tóm lại, website của bạn cần tốc độ tải càng nhanh càng tốt. Mọi người không do dự thoát khỏi trang web của bạn để sang trang web đối thủ. Như vậy việc kinh doanh sẽ trở nên tốt hơn do khách hàng mua sản phẩm dịch vụ của bạn.

Ảnh hưởng đến các chiến dịch quảng cáo qua website

Ảnh hưởng đến cách chiến lược kinh doanh của website
Ảnh hưởng đến cách chiến lược kinh doanh của website

Khi ta tối ưu tốc độ load của các website thì Google đánh giá cao chất lượng của web bạn. Họ sẽ cho bạn lợi thế và bạn sẽ tối ưu được ngân sách quảng cáo tăng hiệu quả truyền thông. Và hơn nữa là khách hàng thấy quảng cáo của bạn hay hấp dẫn. Nhưng họ kick vào phải đợi lâu thì họ vẫn sẵn sàng out ra.

Những công cụ kiểm tra tốc độ load trang của website

Hiện nay để kiểm tra tốc độ load trang có rất nhiều công cụ để giúp bạn có thể kiểm tra. Sau đây là một vài công cụ chúng tôi thấy hiệu quả.

Dùng công cụ WebPage Test

Đây là công cụ miễn phí được hỗ trợ bởi Google. Nó cho phép bạn chạy một thử nghiệm tốc độ 1 trang web. Sau khi chạy, nó sẽ kiểm tra để tối ưu hóa tốc độ trang. Rồi cung cấp bảng xếp hạng cấu trúc nội dung. Cuối cùng góp ý kiến ​​để cải thiện hiệu suất trên thang điểm là 100.

Dùng công cụ Insights Pagespeed

Công cụ Insights Pagespeed đo tốc độ load trên thang 100
Công cụ Insights Pagespeed đo tốc độ load trên thang 100

Đây cũng là một công cụ được hỗ trợ từ Google dễ sử dụng hơn. Nó sẽ phân tích website bạn ở 2 trường hợp là máy tính để bàn và các thiết bị di động. Tính toán chất lượng theo thang điểm 100. Từ các phân tích, bạn sẽ nhận được các lời khuyên theo 3 cấp độ ưu tiên: cao, trung bình hoặc thấp.

Dùng công cụ Google Analytics Plugin By Yoast

Google Analytics là dịch vụ thống kê lưu lượng truy cập miễn phí chuyên nghiệp nhất hiện nay là điều không cần phải bàn cãi, hầu như ai đã làm website thì cũng đều sử dụng qua dịch vụ này. Mỗi khi cần xem thống kê thì chúng ta phải vào trang chủ Google Analytics khá mất công. Vậy thì tại sao chúng ta lại không tích hợp nó vào WordPress. Để vừa giúp bạn chèn mã theo dõi tự động, lại vừa thuận tiện trong việc xem thống kê?

Đây là plugin trong thiết kế website được phát triển cho nền tảng WordPress. Nó sẽ giúp hỗ trợ bạn cho mục đích SEO, cộng với nó cũng có thể xác định thời gian tải của bạn trên nhiều trình duyệt khác nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)