Phân biệt Stock ROM và Custom ROM trên thiết bị Android

Đối với nhiều người mới dùng dòng điện thoại Android thì các thuật ngữ về ROM, ROM cook,… sẽ rất xa lạ. Chính vì thế trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết nhất về công nghệ Android cho những ai chưa nắm rõ về kiến thức này nhé.

Khi thời đại xã hội phát triển, cuộc đua công nghệ cũng chạy theo. Smartphone đã trở thành thiết bị khá là phổ biến dành cho tất cả mọi người. Không chỉ dừng lại ở việc nghe, gọi điện, mà nó còn là nơi để lưu trữ hình ảnh, video và khá nhiều loại dữ liệu. Đối với người đang dùng điện thoại Android thì không ngừng thực hiện việc chỉnh sửa các hệ thống bên trong sẽ liên quan đến các ROM.

Khái niệm về ROM là gì?

Khái niệm về ROM là gì?
ROM chính là một phiên bản của hệ điều hành dành cho thiết bị chạy Android

ROM có thể hiểu là một phiên bản của hệ điều hành dành cho thiết bị chạy Android. ROM bao gồm toàn bộ hệ điều hành cũng như các tùy chỉnh khác. Bạn có thể liên tưởng như sau, Android là hệ điều hành giống như Windows trên máy tính; phiên bản Android (JellyBean, Kitkat, Lollipop) tương đương với Windows 7, Windows 8/8.1, Windows 10. ROM là phiên bản Android đã cài lên điện thoại giống như trên máy tính là bản Windows đã được nạp sẵn trên máy, bao gồm các phần mềm cơ bản như nghe gọi nhắn tin cùng một số phần mềm độc quyền của hãng lúc này sẽ được gọi là ROM.

Phân biệt Stock ROM và Custom ROM

Đối với Stock ROM

Stock ROM là những ROM được cài đặt mặc định trong điện thoại hoặc máy tính bảng Android. Đây là những phiên bản Android tùy biến do các nhà sản xuất và nhà mạng phát triển để cho phép người dùng gắn bó với thiết bị của họ với vẻ ngoài và tính năng độc đáo. Các điện thoại thông minh “xuất xưởng” đều được xuất xưởng với Stock ROM. Đây là những rom được nhà sản xuất phát triển đi kèm và nâng cấp theo thời gian. Ngoài nhà sản xuất thì không một nơi nào khác có thể phát triển được các bản stock rom này dĩ nhiên nếu có sự ủy nhiệm của nhà sản xuất chắc là được.

Đối với Stock ROM 
Stock ROM được xem là tính năng cao cấp
  • Ưu điểm nổi bật: Ổn định, đầy đủ không bị cắt xén… nhưng thiếu nhiều trải nghiệm mới hay ho…
  • Nhược điểm: Rom gốc là rom phổ thông dành cho mọi người dùng. Và đính kèm theo nó là vô số tính năng mà nhà sản xuất đưa vào mà có khi cả năm bạn chưa đụng đến. Dẫn đến việc lãng phí tài nguyên.

Đối với Custom ROM

Custom ROM là những ROM được tùy chỉnh hoặc phát triển từ mã nguồn gốc của Android. Custom ROM không được cung cấp bởi Google hoặc các nhà cung cấp thiết bị di động khác nhưng được phát triển và duy trì bởi cộng đồng và những người đóng góp. Các Custom ROM được phát triển khác với mã nguồn ban đầu về các tính năng và hình thức.

Ưu điểm của Custom Rom thì có nhiều Rom để lựa chọn và đẹp – mới – lạ… Cũng như có rất nhiều thứ để trải nghiệm nhưng sẽ có đôi lúc không ổn định tuỳ từng ROM.

Thông tin về Root Android là gì?

Điện thoại Android của bạn sử dụng quyền Linux và quyền sở hữu hệ thống file. Bạn là người dùng khi đăng nhập và được phép thực hiện một số việc nhất định dựa trên quyền người dùng của mình. Root cũng là một người dùng. Sự khác biệt là người dùng gốc (super user) có quyền thực hiện bất kỳ điều gì đối với bất kỳ file nào ở bất kỳ vị trí nào trong hệ thống. Tính năng root là tính năng bẻ khóa đối với Android. Và cho phép người dùng tìm hiểu sâu hơn về hệ thống của điện thoại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)