Hướng dẫn chọn tên miền Blog giúp định hình, phát triển thương hiệu

Khi bạn là chủ doanh nghiệp muốn phát triển thêm một kênh bên cạnh website của công ty. Trang này có chức năng hoạt động không khác gì web nhưng nó giúp bạn chia sẻ nhiều hơn tới mọi người. Blog chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho việc phát triển song song cùng với website. Để có một kênh blog hiệu quả, giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu thì cái đầu tiên bạn cần chính là tên miền. Tên miền của blog giúp cho người xem có thể nhìn ra được tên công ty, tên đơn vị. Nhưng để chọn được một tên miền blog đúng chuẩn thì không hề đơn giản. Bạn cần phải tiến hành nghiên cứu, định hướng xem mình định phát triển gì trên blog.

Tiền miền blog đóng vai trò quan trọng

Trên một trang blog tên miền chính là thứ đầu tiên người dùng nhìn thấy. Ngoài ra tên miền tốt giúp người sử dụng ghi nhớ, nhận dạng được thương hiệu của bạn. Nhưng để xây dựng được điều này không phải đơn giản, nhưng nếu không chọn được tên miền đẹp bạn cần làm gì? Khi chọn tên miền sẽ có những nguyên tắc bạn cần nắm được để giúp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Tên miền Blogger đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương hiệu
Tên miền Blogger đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương hiệu

Tên miền (hay còn gọi là domain) phản ánh bộ mặt của blog bạn trên thế giới mạng. Hosting có thể thay đổi được nhưng tên miền thì không. Đặt tên miền cho blog/website bao giờ cũng là công việc khó khăn cho người mới. Nếu đặt tên không khéo thì chắc chắn sau này ta phải hối tiếc.

Việc thay đổi tên miền cho blog sau khi phát triển một thời gian có thể làm được, nhưng nó sẽ làm giảm đáng kể lượt truy cập đến blog bạn, ảnh hưởng đến thứ hạng trong công cụ tìm kiếm. Do đó, tốt hơn hết ngay từ ban đầu, bạn nên bỏ chút thời gian và tập trung chất xám chọn tên miền cho blog để dễ dàng phát triển thương hiệu sau này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ 1 số kinh nghiệm chọn tên miền phù hợp cho blog của mình.

Những nguyên tắc khi chọn mua tên miền

Dành thứ tự ưu tiên tên miền .com (sau đó .net/.org)

Nên ưu tiên chọn tên miền .com trước tiên, sau đó mới là .net/.org. Tên miền .com là tên miền được sử dụng nhiều nhất hiện nay (hơn 50% tên miền trên thế giới có đuôi .com). Người truy cập thường có thói quen đánh .com sau tên miền. Nhiều thiết bị di động hiện nay trên bàn phím cũng trang bị luôn cả nút “.com”

Tên miền .com mang lại sự tin tưởng cao cho người đọc bởi sự phổ biến của nó, do đó khả năng nhấp chuột vào nó cũng cao hơn những tên miền khác. Về giá cả, tên miền .com cũng rẻ hơn các loại tên miền khác, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá.

Ngày nay tên miền .com ngày càng khan hiếm. Nếu tên miền .com đã bị người khác cướp rồi thì lựa chọn tiếp theo là đuôi .net/.org Tuy nhiên cũng cần nói thêm rằng, hầu hết trong con mắt mọi người, tên miền .com bao giờ cũng là trang web chính. Còn tên miền .net/.org chỉ là web phụ mà thôi.

Lựa chọn từ khóa trong tên miền

Từ khóa xuất hiện trong tên miền là 1 ý tưởng tốt để làm thương hiệu. Nhìn vào đó, người đọc sẽ biết được phần nào chủ đề của blog bạn là gì. Nếu như trước đây người ta nói rằng từ khóa xuất hiện trong tên miền sẽ tốt hơn cho SEO thì giờ đây nó không đúng nữa.

Google đánh giá thứ hạng blog bạn dựa trên nội dung của nó chứ không phải là cái tên miền. Tuy nhiên, về mặt cảm quan người dùng, người truy cập sẽ có khuynh hướng click vào tên miền chứa từ khóa hơn, điều này lại gián tiếp có lợi cho SEO (tăng CTR – click through rate). Việc đặt tên miền chứa từ khóa này có khó khăn là: nó rất khan hiếm ngày nay, hầu như các đội lái đầu tư tên miền đã gom hết chúng để đầu cơ. Những ngày này tên miền ngắn mà có ý nghĩa ngày càng khó tìm.

Tên miền cần ngắn, dễ nhớ

Sự thật là ngày nay người lướt web rất lười gõ bàn phím. Họ rất ngại gõ tên miền dài lê thê. Tên miền càng dài thì càng khó nhớ, thêm nữa khả năng gõ sai là cao hơn. Tốt nhất bạn nên đặt tên miền dưới 15 ký tự, khoảng 2 đến 3 từ.

Ví dụ:

– thevu.com có 5 ký tự và chỉ 2 từ, là 1 tên miền rất tốt, nhưng chắc chắn là nó không còn

– vietblogkiemtien.net có 16 ký tự và 4 từ, hơi dài nhưng nó dễ nhớ và khó viết sai được

Tránh những ký tự trong tên miền

Tên miền chứa dấu nối “-” và các ký tự đặc biệt như &, %, # cần nên tránh. Điều này sẽ khiến cho tên miền không hấp dẫn, gây ra sự khó nhớ. Ngoài ra chúng cũng không được đánh giá cao trên google.

Ví dụ:

– vietblog-kiemtien.com là tên miền cần tránh, không nên chọn nó bởi tên miền vietblogkiemtien.com đã có người lấy mất rồi.

Trong trường hợp này bạn nên chọn tên miền có đuôi khác (vd .net) thì tốt hơn. Tên miền chứa dấu “-” và ký tự đặc biệt thường là dấu hiệu của những website spam, website có nội dung kém chất lượng. Chúng còn thường dễ gây nhầm lẫn khi gõ. Chúng tôi thấy tên miền của nhà cung cấp theme nổi tiếng Theme-Junkie là theme-junkie.com, tên miền này trông thiếu chuyên nghiệp, là 1 ví dụ không nên bắt chước.

Không nên lựa chọn tên miền có các chữ số

Bạn thường thấy các tên miền chứa số như quangcao247, tintuc365, tuyenvieclam247… Chúng ta không nên đặt tên miền có chứa số như vậy. Mình rất ít khi gặp những website nổi tiếng nào mà tên miền có chứa số như vậy.

Tên miền Blog không nên chứa các chữ số
Tên miền Blog không nên chứa các chữ số

Ngoài ra nó dễ gây bất tiện cho người dùng nếu họ đang sử dụng bảng gõ chữ kiểu VNI. Vd: tên miền quangcao247.com khi gõ VNI thì nó thành quangcào…vì số 2 trong VNI là dấu huyền. Tên miền chứa số cũng dễ gây hiểu lầm khi đọc địa chỉ cho người khác gõ. Vd: blog kiemtien24.com khi đọc người khác có thể sẽ gõ thành kiemtienhaibon.com!

Tránh những chứ cái trùng lặp

Tên miền có chữ cái trùng lặp cũng dễ gây lỗi đánh sai, làm mất traffic. Vd: blog thuthuattinhoc.com có 2 chữ “t” trùng lặp kề nhau, người đọc dễ dàng bỏ bớt 1 chữ “t” khi gõ nó. Do đó bạn nên hạn chế tối đa việc lựa chọn tên miền có chữ cái trùng lặp. Qua đó tránh gây ra những lỗi khi khách hàng đánh tên blog không may sẽ sang một trang khác.

Bạn nên ưu tiên lựa chọn các tên miền cấp 1

Tên miền cấp 1 là tên miền có đuôi .com/.net/.org, nó đại diện cho 1 ngành nghề/lĩnh vực quốc tế. Tên miền cấp 2 là tên miền quốc gia kiểu như vietblogkiemtien.vn. Tên miền cấp 3 là sự kết hợp giữa tên miền cấp 1 & cấp 2. Vd: vietblogkiemtien.com.vn, vietblogkiemtien.edu.vn

Khi lựa chọn tên miền thì bạn nên ưu tiên tên miền cấp 1, nó ngắn gọn, dễ nhớ và trông chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, tên miền cấp 1 thường rẻ hơn và dễ mua hơn so với 2 loại còn lại.

Tên miền blog nên chứa địa danh khi làm Local SEO

Ngày nay khái niệm Local SEO được Google ngày càng chú trọng. Đặt tên miền chứa địa danh/địa điểm sẽ giúp khách hàng truy cập được ngay địa danh họ cần tìm đến.

Ví dụ: Nếu bạn có ý định mở cửa hàng hải sản ở Vũng Tàu thì có thể chọn tên miền là haisanvungtau.com. Khi người truy cập ở Vũng Tàu (hoặc tp HCM) muốn tìm mua hải sản tại Vũng Tàu thì họ truy cập ngay vào đây. Tên miền kiểu này cũng rất dễ nhớ và thân thiện cho SEO hơn.

Tổng hợp các loại tên miền hiện nay

Trước khi đi đến phần chọn tên miền cho blog như thế nào, ta cùng tìm hiểu trước 4 kiểu đặt tên miền phổ biến nhất.

Tên miền chứa toàn bộ từ khóa của blog

muabanlaptop.com, thietkeweb.com, daotaoseo.com là những tên miền thuộc loại này. Theo tiếng Anh thì nó có tên là EMD (Exact Match Domain), có nghĩa là tên miền chứa luôn từ khóa cần SEO trong đó. Như đã nói trên, tên miền loại này ngày nay không còn ý nghĩa  về SEO nữa và nó ngày càng trở nên khan hiếm. Tên miền loại này có nhược điểm là khó mở rộng lĩnh vực.

Vd: Chúng tôi có tên miền là thietkelogogiare.com với dịch vụ là thiết kế logo giá rẻ. Nhưng sau này mình muốn mở thêm 1 số dịch vụ khác như thiết kế web, thiết kế áo thun. Việc sử dụng tên miền thietketlogogiare.com là không còn đúng nữa.

Khi khách hàng nhìn vào tên miền này thì họ chỉ xem thiết kế logo là dịch vụ chính còn mấy cái kia chỉ là phụ. Như vậy, khả năng mở rộng lĩnh vực của tên miền chứa toàn bộ từ khóa (EMD) là rất thấp.

Các tên miền không chưa hoàn toàn từ khóa

Tên miền kiểu này sẽ chứa từ khóa chính và từ kháo phụ. Từ khóa chính thường sẽ đứng đầu, từ khóa phụ sẽ đứng sau. Tên miền dienmayxanh.com cũng là 1 ví dụ. Từ khóa của nó là “điện máy”. Tên miền kiểu này có tên gọi tiếng Anh là PMD (Partial Match Domain). So về khả năng mở rộng thương hiệu thì tên miền này tốt hơn là tên miền kiểu chính xác từ khóa trên.

Nhưng phải ưu tiên là từ khóa phải là từ khóa ở lĩnh vực lớn được nhiều người tìm kiếm. Vd: tên miền blog mình có từ khóa là “kiếm tiền”, đây là 1 từ rất chung chung và được nhiều người tìm. Tương tự dienmayxanh.com cũng thế, “điện máy” là 1 lĩnh vực lớn. Thực chất tên miền kiểu này thường dễ chọn và được nhiều nhiều website sử dụng đặt kiểu này.

Các tên miền mang thương hiệu

Hiện nay một số tên miền như thachpham.com, ngocdenroi.com là những tên miền kiểu này. Đây đều là những blog nổi tiếng, chủ nhân của blog này là Thạch Phạm và Nguyễn Anh Ngọc. Ở nước ngoài, neilpatel.com là 1 blog chuyên về Internet Marketing đình đám, chủ nhân của nó cũng chính là Neil Patel. Đây là những blog lấy tên chính người tạo ra nó và loại này ngày càng phổ biến hiện nay. Tên miền dạng cá nhân có tên quốc tế là PDM (Personal Domain Name). Đây là loại tên miền lý tưởng để xây dựng thương hiệu cá nhân.

Các tên miền mang đặc trưng thương hiệu

Tên miền loại này thường được các thương hiệu lớn sử dụng. Chỉ cần nhìn vào tên miền là khách hàng hình dung ra luôn họ kinh doanh buôn bán sản phảm nào. Một số tên miền như Vinalink.com, AccessTrade.com là tên miền thuộc loại này. Tên tiếng Anh của nó là BDN (Brand Domain Name). Các công ty lớn thường chọn đặt tên kiểu này. Ngày nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có khuynh hướng chọn tên miền kiểu này.

Bởi nó không có chứa từ khóa nào cả nên ban đầu doanh nghiệp bắt buộc phải gây dựng đầu tư nội dung công phu để người đọc biết đến nó. Vd: khi nhắc đến vinalink thì người ta biết nó là trung tâm dạy Digital Marketing. Khi nhắc tới AccessTrade thì người ta biết ngay nó là 1 nền tảng làm tiếp thị liên kết tại Việt Nam.

Cách chọn tên miền blog giúp phát triển thương hiệu

Khi làm một blog bạn muốn một thời gian sau khi họ nhắc đến tên miền sẽ nhớ ngay đến công ty bạn. Điều đó cần thời gian, sự nỗ lực và đặc biệt là tên miền. Dưới đây là một số cách thức lựa chọn tên miền blog

– Dựa vào mục đích phát triển của blog/website sau này mà ta chọn tên miền cho phù hợp.

– Nếu bạn thành lập công ty có quy mô vài người  trở lên thì tên miền thương hiệu là 1 lựa chọn hợp lý nhất. Bạn nên chọn tên miền có dấu ấn của công ty, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ.

– Thường thì người ta lấy tên viết tắt của công ty để đặt. Vd: ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu thì đặt là ACB.

– Nếu bạn làm blog cá nhân,  làm tiếp thị liên kết, mở gian hàng online thì nên xem xét sử dụng tên miền mang thương hiệu cá nhân hoặc tên miền chứa 1 phần từ khóa.

– Tên miền mang thương hiệu cá nhân thường được khách hàng tin tưởng hơn. Còn tên miền chứa 1 phần từ khóa ngoài việc có từ khóa thì có khả năng mở rộng cao hơn các loại tên miền khác.

– Một điểm chú ý nữa là bạn không nên đặt tên miền dễ gây nhầm lẫn với thương hiệu khác. Đừng nghĩ mình nhỏ bé mà những tên tuổi lớn không thèm đụng tới nhé. Vd: tiki.vn là trang thương mại điện tử lớn ở Việt Nam, bạn cố tình đặt tên miền gần giống là tikii.com thì cũng là việc không nên làm.

Một số trang mua tên miền hiện nay

Khi bạn đã nghiên cứu và lựa chọn xong các tên miền. Vậy mua tên miền ở đâu để tiến hành xây dựng các nội dung thiết kế. Hiện nay có hàng trăm nhà đăng ký tên miền như vậy, câu hỏi đặt ra” “Nên mua tên miền ở đâu?”

Một số trang mua tên miền thích hợp cho bạn
Một số trang mua tên miền thích hợp cho bạn

– Đối với tên miền quốc tế (.com/.net/.org…) thì địa chỉ mua uy tín là Godaddy, NameSilo và NameCheap. Godaddy là nhà cung cấp tên miền lớn nhất thế giới nên bạn không cần phải lăn tăn về uy tín của nó. Còn NameSilo hiện là nhà cung cấp tên miền rẻ nhất thế giới. Tất cả tên miền mình mua  gần đây đều từ nhà cung cấp này. Ngoài ra nó còn hỗ trợ miễn phí dịch vụ ẩn thông tin tên miền.

– Đối với tên miền quốc gia .vn, .com.vn thì bạn có thể mua ở nhà đăng ký trong nước như Mắt Bão, Nhân Hòa, P.A Việt Nam… Đây là những hãng chuyên về tên miền hàng đầu tại Việt Nam.

Lời kết

Như vậy, qua bài viết bạn đã biết được cách chọn tên miền để dễ dàng phát triển blog/website sau này. Hãy tập trung tâm trí vào đó, suy nghĩ về tương lai phát triển của blog/website để chọn ra 1 tên miền phù hợp, mà sau này không cần phải hối tiếc, không cần phải thay đổi. Chúc các bạn thành công trong việc xây dựng một blog hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)