Cấu trúc Silo trong onpage và vì sao cần phải xây dựng cấu trúc Silo?

Silo là gì trong SEO?

Một trong những cấu trúc Si;lo mà các Seoer thường sử dụng
Một trong những cấu trúc Silo mà các Seoer thường sử dụng

Để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Công cụ tìm kiếm muốn phục vụ người dùng với các nội dung phù hợp nhất với các truy vấn của họ. Với thông tin xác định này, công cụ tìm kiếm sẽ xem xét các từ khóa và nội dung mỗi trang trên trang web của bạn. Chúng sẽ xác định chủ đề của thông tin và mức độ liên quan đến truy vấn và tìm kiếm tiềm năng.

Chủ đề thường cụ thể và từ khóa nằm rải rác khắp một trang web. Và không tập trung tại một điểm trọng tâm. Nội dung phổ biến và các từ khóa có thể cản trở công cụ tìm kiếm từ việc xác định chủ đề của mỗi trang hoặc mỗi phần của trang web. Và điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng trang web của bạn. Đằng sau ý tưởng “siloing” là việc tạo ra các nội dung từ khóa có liên quan và chủ đề cho mỗi trang hoặc mỗi phần của trang web. Điều đó giúp tối ưu SEO onpage hiệu quả.

Định nghĩa cấu trúc silo – LSI

Nhìn vào hình trên ta có thể thấy, nó là một cấu trúc vòng khép kín. Điều kiện của cấu trúc silo là không có đường cụt, liên kết cụt. Các danh mục đứng song song với nhau. Các bài viết trong cùng danh mục, liên kết tuần tự với nhau. Mỗi bài viết cuối đều phải liên kết đến các danh mục tiếp theo. Danh mục nốt cuối phải liên kết vòng lại danh mục đầu tiên. Nhưng thế là ta tạo được 1 vòng tròn đơn khép kín. Chỉ đi theo một đường, không có sự chồng chéo.

Tối ưu cấu trúc Silo như thế nào trên website?

Các bước xây dựng cấu trúc Silo cơ bản
Các bước xây dựng cấu trúc Silo cơ bản

Để đạt được cấu trúc silo, bạn cần nhắm đến 2 điểm chính:

Thứ nhất: đó là menu của site. Điều này là điều hầu như tất cả các website đều làm. Và thường đặt tất cả các danh mục lên tất cả các trang trong site. Nhưng nếu website ở mức phức tạp hơn. 2 hoặc 3 danh mục thì nên vẽ ra sơ đồ phù hợp trước khi bắt đầu thiết kế giao diện và code.

Thứ hai: Phần các bài viết liên quan, bạn không nên liệt kê theo kiểu 1 chiều (các bài cũ hơn, các bài mới hơn) không vòng. Dễ hiểu hơn là nếu đến bạn liệt kê theo kiểu bài cũ hơn. Thì đến bài cũ nhất, thì đó là liên kết cụt. Xử lý rất dễ dàng bằng cách, nếu bạn liệt kê 10 bài theo một chiều thì luôn đảm bảo nó có 10 bài. Ví dụ bài có id=0 là bài cũ nhất, bài có id=100 là bài mới nhất. Thì ở chi tiết bài thứ 4 chẳng hạn, thì danh sách liên kết sẽ là 10 liên kết có id từ 3 – 0, 100 – 95.

Lời kết

Việc tối ưu đề người dùng có những trải nghiệm tốt hơn trên website như tối ưu cấu trúc Silo sẽ giúp website của bạn nhanh tăng thứ hạng trên trang tìm kiếm hơn. Từ đó tiếp cận được nhiều đối tượng mục tiêu, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)