Bật mí cách tạo và tối ưu sitemap cực đơn giản, hiệu quả cho website

Sitemap là một thành phần vô cùng cần thiết trong việc tối ưu hóa SEO Technical của bất kỳ một trang web nào. Đây là một tệp liệt kê chứa đầy đủ các thông tin các trang và các tệp khác trên website. Qua đó giúp ích cho các công cụ tìm kiếm trở nên đơn giản hơn trong việc thu thập các dữ liệu và thực hiện các công việc SEO liên quan khác được hiệu quả hơn. Đây được xem là một “vũ khí” vô cùng hữu ích dành cho các SEOer. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sitemap, bên cạnh đó biết được cách tạo cũng như tối ưu sitemap hiệu quả, giúp ích cho việc SEO Technical.

Khái niệm Sitemap

Sitemap là hệ thống các tập tin văn bản có chứa tất cả URL của website cùng với sự mô tả ngắn gọn cho các thông tin đó. Từ đó các bộ máy tìm kiếm sẽ hiểu được cách tổ chức nội dung của trang web nhờ đó có thể thu thập dữ liệu của website một cách dễ dàng và đầy đủ hơn. Có thể hiểu đơn giản hơn, sitemap chính là bản đồ của website.

Sitemap được xem là bản đồ chứa tất cả tập tin cần thiết của website
Sitemap được xem là bản đồ chứa tất cả tập tin cần thiết của website

Ngoài việc chứa URL của trang web, sitemap có thể chứa các thông tin khác như thời gian cập nhật gần nhất của trang, mức độ thường xuyên được thay đổi (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng,…), tầm quan trọng của trang so với các trang khác…Hoặc có thể chứa cả các thể loại nội dung trên trang web (video, hình ảnh,…), ví dụ như một mục sitemap video có thể chứa thời lượng, thể loại và độ tuổi phù hợp để xem video.

Các loại sitemap phổ biến thường gặp

Có 2 loại sitemap phổ biến:

  • XML Sitemap ( định dạng XML): là định dạng sơ đồ giúp các máy tìm kiếm dễ dàng đọc các trang trên website, người dùng không cần nhìn thấy nó. Nó được tạo ra để giúp bot công cụ tìm kiếm crawl website dễ dàng, nhanh chóng.
  • HTML Sitemap ( định dạng HTML): thiết kế cho người sử dụng, giúp họ tìm kiếm các nội dung trên trang web. Bạn có thể cải thiện thứ hạng website bằng cách tối ưu trải nghiệm người dùng (User Experience) trên trang HTML Sitemap.

Vậy bạn nên dùng XML hay HTML Sitemap? Câu hỏi này gây khá nhiều tranh cãi, nhưng câu trả lời chính xác là sử dụng cả 2. Vì SEO cần dung hoà giữa 2 bên: người dùng và bot công cụ tìm kiếm. Vì vậy, sử dụng cả 2 loại Sitemap trên là cách tốt nhất bạn cần làm.

Cách cài đặt và tạo sitemap đơn giản nhất

Sau mục chia sẻ khái niệm sitemap là gì. Dưới đây là cách làm sitemap trực tiếp trên internet rất hiệu quả:

Các yếu tố cần để cài đặt sitemap

Để cài được sitemap cần có:

  • Một website đang hoạt động.
  • Phần mềm Notepad ++ để đặt thông số Priority cho các url theo ý của bạn.
  • Mạng internet mạnh, đặc biệt với những website lớn.

Quy trình tạo sitemap cho web

  • Bước 1: Truy cập http://www.xml-sitemaps.com/
  • Bước 2: Điền các thông số thích hợp. Sẽ xuất hiện các đề mục Starting URL (là địa chỉ website) , Change frequencty (sự thay đổi tần số , nên chọn daily), Last modification (thường nên chọn Use server’s response),Priority ( ưu tiên, nên để tự động). Sau đó ấn start và đợi chạy, nếu website của bạn lớn nhiều dữ liệu thì thời gian chạy sẽ lâu hơn. Chạy xong sẽ xuất hiện danh sách các file sitemap, nhưng chỉ cần quan tâm tới 4 file sau: sitemap.xml, ror.xml, sitemap.html và urllist.txt.
Tạo sitemap đơn giản trên Internet với XML sitemap
Tạo sitemap đơn giản trên Internet với XML sitemap
  • Bước 3: Tải file xml về. Sử dụng phần mềm Notepad ++ để mở file sitemap.xml, set thông số Priority cho các url theo mong muốn của bạn. Dùng Notepad ++ để mở file sitemap.xml , đặt thông số Priority cho các url theo mong muốn của bạn. Chú ý thông số Priority sẽ quy định sự quan trong của các url đối với website vì vậy url nào quan trọng nên cho cao điểm hơn, cao nhất là 1.0 và thấp nhất 0.1.
  • Bước 4: Upload file xml lên website (Ngang với file index của bạn).
  • Bước 5: Vào công cụ Seo Google Webmaster Tools để cập nhật sitemap.

Một số mẹo tối ưu sitemap website thúc đẩy SEO

Dùng plugin tool để tạo Sitemap tự động

Tạo Sitemap sẽ rất dễ dàng khi bạn có các công cụ phù hợp. Như đã nói ở phần tạo Sitemap, chúng ta có thể sử dụng các phần mềm hoặc plugin như Google XML Sitemaps, Yoast SEO để tạo Sitemap nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể tạo sơ đồ trang theo cách thủ công bằng cách làm theo cấu trúc mã Sitemap XML. Thực tế cho thấy, Sitemap của bạn không cần phải ở định dạng XML. Bạn có thể sử dụng tệp văn bản bình thường và phân chia mỗi URL theo từng dòng là đủ.

Ưu tiên dùng trang chất lượng cao trong Sitemap

Chất lượng website là một yếu tố quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google. Vì thế, nếu Sitemap của bạn có quá nhiều trang chất lượng không ổn định, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ website. Từ đó, các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá website của bạn có chất lượng thấp. Vì thế, hãy cố gắng hướng bots đến những trang quan trọng nhất của website. Những trang này nên có những đặc điểm như sau:

Nghiên cứu và sàng lọc những trang chất lượng cao để tối ưu sitemap
Nghiên cứu và sàng lọc những trang chất lượng cao để tối ưu sitemap
  • Tối ưu hóa cao
  • Chứa hình ảnh hoặc video
  • Có nội dung chuyên biệt
  • Có sự tham gia của người dùng thông qua: nhận xét hoặc đánh giá (reviews)

Nên đặt phiên bản canonical của URL trong Sitemap

Nếu website của bạn có nhiều trang rất giống nhau, chẳng hạn như các trang sản phẩm có màu khác nhau (trong 1 sản phẩm). Bạn có thể sử dụng tag ‘link rel=canonical’ để Google biết trang nào là trang ‘chính’. Khi đặt phiên bản canonical trong Sitemap, bạn sẽ giúp bots tìm thấy trang chính dễ dàng hơn. Từ đó Google có thể thu thập và lập chỉ mục nhanh hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)