Bên cạnh External Link thì Internal Link (liên kết nội bộ) cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình triển khai các dự án SEO hiện nay. Việc sử dụng hiệu quả các Internal Link giúp tối ưu hóa khả năng sử dụng, tìm kiếm và chuyển đổi, đồng thời còn giúp nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Thông qua đó, các liên kết nội bộ giúp cải thiện thứ hạng của website trên bảng kết quả tìm kiếm và thu hút nhiều lượt truy cập hơn. Để hiểu rõ hơn về các liên kết nội bộ trong SEO, mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin chi tiết được đề cập ngay trong bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Định nghĩa về Internal Link
Liên kết nội bộ hay còn gọi là Internal Link là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong SEO. Internal Link là những liên kết qua lại giữa các trang trong cùng một tên miền. Một cách nghĩ đơn giản hơn nó là những liên kết nội bộ nghĩa là liên kết từ 1 trang này đến 1 trang khác trên cùng trang web. Liên kết nội bộ thường được sử dụng để điều hướng giữa các trang trong cùng một website.
Một số Internal Link (liên kết nội bộ) mà bạn có thể thấy đó là:
- Link từ trang chủ đến các danh mục, bài viết.
- Link từ danh mục đến các bài viết.
- Link từ bài viết này đến bài viết kia.
- Link từ menu, footer.
- Link dạng banner đặt trên website.
Internal Link trong SEO dùng để làm gì?
- Thiết lập cấu trúc cho website.
- Tăng chỉ số PR đồng đều.
- Tăng chỉ số Page Author.
- Thường làm Menu cho trang web.
- Là nhân tố quan trọng trong Ranking keyword.
- Tăng tốc độ index.
Nguyên tắc cơ bản khi xây dựng liên kết nội bộ
- Xây dựng liên kết nội bộ tại những trang có chỉ số PA cao.
- Dồn liên kết nội bộ từ những trang khác tới trang đích quan trọng.
- Xây dựng liên kết nội bộ tại bài viết có nhiều thông tin quan trọng.
- Đặt liên kết nội bộ tại trang chủ.
- Đặt liên kết nội bộ tại footer.
Tìm hiểu về liên kết nội bộ song song
Một vấn đề mà nhiều website gặp phải là họ có quá nhiều trang web quan trọng cần phải có thứ hạng tốt. Các bạn không thể đặt quá nhiều link đến các trang thư mục lên thanh điều hướng. Nguyên nhân chính là vì kích thước thanh này chỉ có hạn. Vì thế, đôi khi một hoặc một vài thư mục quan trọng bị “bỏ rơi”. Một cách để giải quyết vấn đề này là đảm bảo tất cả những trang thư mục này được liên kết với nhau.
Lưu ý rằng nếu một trang thư mục được liên kết tới bởi một trang thư mục khác mà không phải trang chủ sẽ không nhận được nhiều link juice (sức mạnh của link) vì bây giờ nó ở tầng thấp hơn trong kiến trúc website. Tuy vậy, điều này vẫn còn tốt hơn nhiều so với việc trang web hoàn toàn không được link tới như hình trên.
Xây dựng Internal Link cần lưu ý điều gì?
- Dồn các liên kết nội bộ từ các trang trong website đến trang đích quan trọng.
- Chủ động đặt Internal Link tại các trang, bài viết có nhiều liên kết trỏ về.
- Tùy thuộc vào sản phẩm cũng như yêu cầu của bạn mà trang cần tăng thứ hạng là trang sản phẩm, tin tức hay giới thiệu dịch vụ,…Và việc cần làm là dồn toàn bộ sức mạnh từ các trang khác vào trang này.
- Các trang hay bài viết có nhiều liên kết trỏ về đồng nghĩa trang đó có sức mạnh rất tốt hơn các trang khác. Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Và khi đó, các trang này sẽ có giá trị hơn đối với trang đích của chúng ta.
- Nên sử dụng breadcrumb: Breadcrumb còn được gọi là thanh điều hướng. Chúng thường được đặt ở đầu hay cuối bài viết. Mục đích nhằm cho người dùng biết vị trí của mình đang đứng ở đâu trong website. Đồng thời còn giúp cho nó dễ dàng chuyển sang vị trí khác.
- Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm đến Anchor text khi đặt Internal Link trong SEO. Bạn không nên đặt những Anchor text một cách bừa bãi và miễn cưỡng. Bởi nó sẽ làm cho nội dung trang website bị loãng hay gây cảm giác phản cảm. Điều này dẫn tới người dùng không tin tưởng nội dung đó.
Việc nắm rõ những lưu ý được liệt kê trên đây sẽ giúp các SEOer có chiến lược xây dựng Internal Link trong SEO đạt được hiệu quả tốt hơn, tránh được những sai lầm không đáng có.
Tổng kết
Qua bài viết trên, mong rằng các bạn đã một phần nào hiểu biết hơn về Internal Link trong SEO. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng mà các SEOer mới cần dành thời gian tìm hiểu. Thói quen click chuột vào các liên kết này của người dùng Google sẽ biết được trang của bạn đang nói về chủ đề gì. Do đó, Internal Link được xem là 1 trong những yếu tố SEO quan trọng bậc nhất. Các bạn hãy cố gắng tạo các liên kết nội bộ phù hợp. Đừng cố tình tạo làm sai lệch đi mục đích cụ thể nội dung bài viết muốn nói đến nhé! Bên cạnh đó, để cải thiện sức mạnh cho trang đích, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các yếu tố khác trong SEO nhé!