Một số chiến lược SEO content giúp website có nội dung chất lượng hơn

Đối với một trang web thì nội dung của các bài viết chính là linh hồn và là cầu nối giúp thu hút nhiều người đọc hơn, từ đó sẽ giúp cho website ngày càng phát triển lớn mạnh. Nhưng để xây dựng được một nội dung hoàn chỉnh và đạt được mục tiêu đề ra không hề dễ dàng, mọi thứ đều cần phải có chiến lượng cụ thể. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn một số chiến lược SEO Content, giúp trang web của bạn có những nội dung chất lượng hơn và đáp ứng được các nhu cầu thị hiếu của người đọc. Hy vọng rằng những thông tin chúng tôi cung cấp dưới đấy sẽ giúp ích cho kế hoạch của bạn.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Trước khi đi vào nội dung chính của bài viết, chúng tôi cần chắc chắc bạn đã hiểu đúng và rõ ý nghĩa cũng như vai trò của một chiến lược SEO cho website. Có thể khái quát nhanh, chiến lược SEO là một quá trình lập kế hoạch, lên ý tưởng và triển khai từng bước để cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Hay nói cách khác đây là quy trình bạn cần tuân theo. Nếu còn muốn mang về thêm nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên không mất phí cho website. Nó còn được gọi là “Chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm“.

Chiến lược SEO content giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Chiến lược SEO content giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Nội dung chính là “linh hồn” của mỗi Website. Nó thể hiện thông điệp, hình ảnh sản phẩm dịch vụ,… thương hiệu muốn truyền tải. Bên cạnh đó, nội dung Website còn có thể để tăng lượng Traffic truy cập, tăng tỉ lệ chuyển đổi. Từ đó mang lại doanh thu, lợi nhuận cho cá nhân, doanh nghiệp. Nội dung cần hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu, phù hợp sự phát triển của công ty. Đồng thời còn phụ thuộc yêu cầu khách hàng, ngành nghề doanh nghiệp đang làm việc, thời gian dành cho chiến lược,… Để có những nội dung chất lượng, cần thiết lập chiến lược bài bản. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các cách xây dựng chiến lược nội dung cho Website. Sao cho các nội dung phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.

Các chiến lược SEO content

Chiến lược 1: Không được quên mục tiêu

Bạn lập chiến lược SEO content để đạt mục tiêu gì? Bạn phải xác định được trọng tâm của chiến lược SEO là gì? Bạn lên chiến lược này nhằm đạt được mục đích gì? Từ đó, bạn mới biết mình cần tập trung vào loại nội dung nào để đạt được mục đích đã đề ra. Nếu như trọng tâm của chiến lược là tăng doanh thu, bạn cần tập trung vào nội dung với các từ khóa bán hàng. Tìm kiếm thêm các nội dung và từ khóa mới có khả năng đem lại hiệu quả trực tiếp tăng doanh thu. Bên cạnh đó, bạn có thể phát triển các nội dung blog liên quan trực tiếp đến sản phẩm/dịch vụ. Chẳng hạn như cách sử dụng, những sai lầm khi sử dụng, cách bảo quản,…

Nếu trọng tâm của chiến lược xoay quanh mục đích tăng trưởng khách truy cập mới vào website. Mở rộng phạm vi thị trường, bạn cần đầu tư thật nhiều vào các nội dung blog phong phú. Mở rộng chủ đề liên quan với sản phẩm/dịch vụ của bạn. Những nhu cầu không trực tiếp nhưng có phần liên quan. Ví dụ: Bạn kinh doanh mỹ phẩm chăm sóc tóc. Các chủ đề trực tiếp dĩ nhiên liên quan tới tóc. Còn các chủ đề mở rộng hơn có thể là các vấn đề của phụ nữ với làm đẹp. Sự tác động của việc làm đẹp làm thay đổi cuộc sống.

Không được quên mục tiêu của SEO Content
Không được quên mục tiêu của SEO Content

Tùy vào từng giai đoạn phát triển của website mà bạn sẽ có những mục tiêu chiến lược SEO content khác nhau. Hãy lưu ý, bạn có thể đặt đồng thời 2 – 3 mục tiêu chiến lược. Nhưng bạn cần cân nhắc mục tiêu nào là trọng tâm quan trọng trên hết. Điều này giúp bạn biết cần nỗ lực và tập trung vào đâu. Những mục tiêu còn lại chỉ là mục tiêu phụ và bổ trợ thêm cho chiến lược.

Chiến lược 2: Không được quên đối tượng mục tiêu

Mọi kế hoạch hành động đều xoay quanh đối tượng mục tiêu. Đối tượng mục tiêu chính là nhóm khách hàng bạn muốn thu hút. Nhóm khách hàng khác nhau sẽ có nhu cầu thông tin, hành vi tìm kiếm khác nhau. Ví dụ dễ liên tưởng nhất là phân khúc theo vùng miền. Tất cả chúng ta đều biết ngôn ngữ 3 miền Bắc, Trung, Nam có cách dùng từ khác nhau. Do vậy, khi tìm kiếm họ cũng sử dụng từ khóa có thể sẽ khác nhau. Tương tự, phân khúc khách hàng theo độ tuổi, thu nhập,… cũng sẽ có nhu cầu khác nhau.

Nếu tập trung vào đối tượng trẻ tuổi, bạn cần phát triển nội dung nhiều hình ảnh, video hơn thay vì sử dụng văn bản dài. Nghiên cứu đối tượng mục tiêu giúp bạn biết họ quan tâm tới những chủ đề nào trong cuộc sống, phong cách ngôn ngữ của họ, họ ưa chuộng xem các định dạng nội dung nào. Hãy nhớ SEO content phải tập trung xoay quanh nhu cầu của đối tượng mục tiêu.

Chiến lược 3: Không được quên kế hoạch nội dung – từ khóa

Lên kế hoạch nội dung – từ khóa giúp bạn đảm bảo nội dung được xuất bản đúng lịch trình thời gian và đảm bảo từ khóa đã được tối ưu trên trang. Một kế hoạch tốt:

– Bao gồm: chi tiết về số lượng nội dung được xuất bản, ý tưởng nội dung (thông điệp), từ khóa và hình thức trình bày cụ thể cho mỗi bài đăng, thời gian xuất bản lên website.

– Tìm những ý tưởng nội dung mới chưa có trên thị trường tìm kiếm. Nội dung có thể mới hoàn toàn hoặc chủ đề cũ nhưng được phát triển theo một góc nhìn mới.

Tìm kiếm từ khóa phổ biến bằng các ứng dụng tiện ích
Tìm kiếm từ khóa phổ biến bằng các ứng dụng tiện ích

– Nên phát triển nhiều bài viết theo từng mảng chủ đề.

– Không nên lên nội dung cho một khoảng thời gian quá dài (1 năm chẳng hạn). Vì có thể mục tiêu chiến lược sẽ bị thay đổi do một số yếu tố như: chiến lược kinh doanh, ngân sách, nhân viên,.. bị thay đổi. Bạn chỉ nên lên kế hoạch nội dung cho khoảng 1 – 3 tháng.

Chiến lược 4: Không được quên kiểm tra, phân tích và cải thiện

– Bạn hãy kiểm tra các trang của bạn: Các yếu tố SEO đã chuẩn chưa? Nội dung có còn phù hợp với thời điểm hiện tại không? Nếu câu trả lời là chưa/không thì hãy tiến hành cải thiện, điều chỉnh.

– Muốn làm tốt việc cải thiện hiệu quả SEO content, luôn đảm bảo bạn có một lịch trình đều đặn để: Cập nhật thuật toán Google có gì thay đổi và ảnh hưởng đến SEO content không? Cập nhật lại nội dung không còn phù hợp.

– Đồng thời, sau kế hoạch SEO content này, bạn hãy ngồi lại với team phát triển website phân tích những điều đã làm tốt và chưa tốt để kế hoạch tiếp theo được hiệu quả hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)