Thẻ mô tả giúp tăng tỉ lệ người đọc click vào website

Khi bạn đọc bài trên google sẽ có một đoạn nhỏ hiện ra dưới tiêu đề, đó được gọi là thẻ mô tả hay Meta Description. Bạn đừng xem thường câu văn nhỏ ấy nhé, nếu biết cách tận dụng sẽ giúp bài viết của bạn thu hút được sự chú ý của người đọc đấy! Bởi người dùng khi muốn tìm hiểu nội dung thường sẽ đọc trước đoạn mô tả để xem có phải là điều họ cần hay không. Bài viết của chúng tôi lần này sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin cơ bản về thẻ mô tả và những lưu ý khi triển khai nó được hiệu quả hơn, hãy cùng note lại để áp dụng vào content của bạn nhé!

Thẻ mô tả là gì?

– Thẻ mô tả hay là Meta Description.

– Thẻ mô tả Meta là 1 phần rất quan trọng trong quá trình tối ưu website.

– Thẻ mang thuộc tính HTML.

Phần điền thẻ mô tả trong SEO Yoast
Phần điền thẻ mô tả trong SEO Yoast

– Thẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút được thêm lượt click của người dùng trong trang tìm kiếm (Kết quả tìm kiếm SERPs).

– Tuy chỉ là một đoạn văn ngắn vỏn vẹn 156 từ. Nhưng đây là cơ hội chính để quảng cáo nội dung trong bài viết của bạn liên quan đến người dùng. Cho họ biết chính xác những gì liên quan đến nội dung mà họ đang tìm kiếm.

Tại sao phải tối ưu Meta Description?

Mặc dù Google đã công khai không sử dụng Meta Description trong ranking và tự động trích dẫn nội dung trên trang để làm thẻ mô tả phù hợp với truy vấn của người dùng. Tuy nhiên, việc viết thẻ mô tả sẽ giúp gia tăng tỷ lệ click (CTR) vào website. Giúp website thu về một lượng lớn visit và tỷ lệ CTR.

Chúng ta đều hiểu rằng, người dùng khi tìm kiếm một thông tin nào đó, họ buộc phải đọc qua thông tin của một kết quả tìm kiếm trước khi click vào đường dẫn của kết quả này. Và thẻ tiêu đề cùng Meta Description chính là những thông tin mà người dùng đọc đầu tiên trước khi truy cập vào website. Trong khi đó, thẻ tiêu đề lại quá ngắn. Khó có thể truyền đạt đầy đủ một thông điệp quảng cáo trọn vẹn về nội dung trên trang. Lúc này, thẻ mô tả sẽ phát huy tác dụng.

Thẻ Description xuất hiện ở đâu trên công cụ tìm kiếm?

Meta description xuất hiện ở mọi nơi, bạn có thể bắt gặp nó ở mục giới thiệu trên các fanpage, group, profile cá nhân, blog, các bài báo. Description lại càng quan trọng đối với dân kinh doanh online thì những đoạn mô tả ngắn cho sản phẩm của mình đăng bán trên các kênh online như facebook, shoppe, lazada,… là thứ không thể thiếu trong việc thu hút khách hàng.

Các công cụ tìm kiếm hiển thị meta description trong kết quả khi nó chứa các từ khóa đang được người dùng truy vấn. Không giống như tiêu đề trang, thẻ mô tả không phải là một yếu tố xếp hạng. Tuy nhiên, chúng lôi kéo người dùng nhấp qua một trang và là một phần hiệu quả trong SEO website.

Thẻ mô tả xuất hiện phía dưới phần tiêu đề
Thẻ mô tả xuất hiện phía dưới phần tiêu đề

Việc không viết Description là để trống sẽ gây mất niềm tin về một thông tin mà họ nhìn thấy. Dĩ nhiên thông tin đó sẽ không nhận được sự tương tác. Đôi khi mọi người nghĩ việc viết Description không quan trọng và bỏ quan vấn đề đó. Nó sẽ gây một số ảnh hưởng xấu khi việc hiển thị của bạn sẽ là những thông tin “vớ vẩn” và vô nghĩa. Bởi website hoặc công cụ tìm kiếm sẽ bóc tách nội dung cũ trong bài. Sau đó ghép thành một loạt nội dung không liên quan đến nhau.

Các tiêu chí cần lưu ý khi tối ưu Meta Description

Có chứa từ khóa chính

Hãy chắc chắn rằng các từ khóa quan trọng nhất trên trang có xuất hiện trong meta mô tả. Thường công cụ tìm kiếm sẽ làm đậm nổi bật các từ khóa trùng với truy vấn tìm kiếm của người dùng trong đoạn thẻ mô tả của bạn. Lưu ý, hãy cố gắng chèn từ khóa một cách tự nhiên nhất.

Ví dụ: Công ty của bạn là một nhà đăng ký tên miền. Còn bạn đang SEO từ khóa “đăng ký tên miền” thì bạn có thể trích dẫn trong đoạn thẻ meta như Nhà đăng ký tên miền Việt Nam uy tín nhất, chất lượng dịch vụ tốt nhất, giá cả cạnh tranh.

Ghi chép rõ ràng, dễ đọc

Đây là điều rất cần thiết đối với một Meta Description. Việc bạn nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào trong thẻ mô tả là hoàn toàn không nên. Nó sẽ không giúp cho bạn có được thêm bất cứ click nào từ người đọc. Người dùng tìm kiếm đang ngày càng thông minh hơn. Họ chắc chắn sẽ có đề phòng trước những trang web có biểu hiện spam.

Thẻ mô tả chứa khoảng 156 ký tự
Thẻ mô tả chứa khoảng 156 ký tự

Coi thẻ mô tả như là một đoạn quảng cáo ngắn gọn cho trang web. Ngoài việc chèn từ khóa chính, bạn cũng cần viết một thẻ mô tả hấp dẫn. Nó giống như một lời quảng cáo ngắn gọn cho nội dung trên trang. Chính vì vậy thẻ mô tả không nên quá khô cứng. Phải phù hợp với nội dung trên trang web của bạn.

Chú ý chiều dài và không được trùng lặp

Một mô tả meta chỉ nên nằm trong khoảng 156 ký tự. Mặc dù gần đây Google đã thử nghiệm việc hiển thị một thẻ mô tả dài hơn. Nếu bạn viết dài hơn, Google sẽ cắt ngắn Meta Description của bạn và thay bằng dấu ba chấm. Như đã nói ở trên, Google đã khuyến cáo tất cả các SEOer không nên để thẻ tiêu đề và mô tả bị trùng lặp. Thậm chí bạn có thể không cần viết chúng. Nhưng tuyệt đối không nên viết một cách trùng lặp. Google có thể phạt bạn vì sự trùng lặp này.

Xem xét sử dụng đoạn phong phú bằng cách sử dụng dữ liệu có cấu trúc. Như vậy bạn có thể khiến cho đoạn mô tả của bạn trở nên phong phú hơn, thu hút nhiều hơn tỷ lệ nhấp chuột vào trang. Ví dụ: thêm sao xếp hạng, thêm số lượt bình chọn của khách hàng, thông tin sản phẩm,event,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)